Tưởng
Nhớ Công Ơn Thầy Cô
Nhân Ngày Lễ
Tạ Ơn năm 2007
Ngọc Em
và Ngọc Liên (HD68-75)
Người
Việt ta vốn có truyền thống “Tôn Sư Trọng
Đạo”. Tôi sinh ra và
lớn lên trong một gia-đ́nh với Ông Nội tôi
vốn là một người viết chữ Nho khá
đẹp va cha tôi nguyên là một cựu Hiệu
Trưởng trường Tiểu Học từ thập
niên năm mươi của thế kỷ
trước. Có thể do hoàn cảnh
trên nên dù đang phải sống phiêu bạt khắp năm
châu bốn biển, anh em chúng tôi vẫn nhắc nhở nhau
cố gắng trân quư truyền thống trên đây của nước
nhà.
Nhân ngày lễ kỷ niệm 50
năm ngày thành lập Trường Trung Học Hoàng
Diệu, nơi tôi và người em trai hiện đang
sống ở Paris đă trải qua những tháng năm êm
đềm của thời vàng son Trung Học, chúng tôi đă
được những người bạn đồng môn
quư báu như Nguyễn Đ́nh Lân, Lê Thị Lụa, Hồ
Quốc Lực, và Lư Hoàng Minh gởi cho những
đoạn video clip và h́nh ảnh chụp trong buổi
lễ cùng với những bài tường thuật rất
sống động về ngày lễ kỷ niệm đă
được tổ chức long trọng hôm tháng
mười tại trường Hoàng Diệu.
Vào ngày Lễ
Tạ Ơn, tôi đă cùng gia-đ́nh mở phim ra xem sau khi
được chị bạn vàng Nguyễn Hồng Nhan
chuyển tới địa chỉ Email tại nhà. Xin cám ơn bạn Hồng Nhan
đă giúp các con của chúng tôi có cơ hội nh́n thấy
tận mắt h́nh ảnh trường cũ người
xưa của Bố các cháu.
Khi đoạn
phim mới được mở lên, ḷng tôi đă cảm
thấy thật bùi ngùi lúc nh́n thấy hàng chữ TIÊN
HỌC LỄ - HẬU HỌC VĂN đă được
kẽ bằng chữ lớn tại ngôi trường
xưa của tôi trong phim.
Câu thành ngữ này, lúc tôi mới chuyển từ
trường Phan Thanh Giản về học tại
trường Hoàng Diệu khi Thầy Phan Ngọc Răng
đang làm Hiệu Trưởng, tôi đă nh́n thấy
được treo ngay trước cửa lớp 7P2
của tôi tại dăy hành lang dẫn lên Pḥng Giáo Sư
của trường. Nếu
cứ theo suy nghĩ của Cụ Trọng Nghĩa:
“LỄ NGHĨA LIÊM SĨ C̉N, VIỆT NAM C̉N -- LỄ
NGHĨA LIÊM SĨ MẤT, VIỆT NAM MẤT”, th́ tôi luôn
tự hào đă xuất thân từ một mái trường
luôn đặt vấn đề giáo dục về LỄ
NGHĨA làm trọng tâm trong quá tŕnh dạy dỗ học
sinh của trường.
Khi tiếp tục xem phim,
tôi đă xúc động đến rơi lệ v́ ngoài h́nh
ảnh của Thầy Lâm Ngọc Linh và Cô Mười
dạy Lư-Hóa, và Cô Lê dạy Việt-Văn, mà bạn bè chúng
tôi đă từng đưa lên mạng sau những lần
họp mặt bên Cali,
th́ đă hơn ba thập niên rồi tôi mới
nh́n lại được những h́nh ảnh mới
nhất của hầu hết các vị cựu giáo sư
của chúng tôi. Chính những
vị giáo sư này là những người đă khổ
công truyền đạt cho nhiều thế hệ học
sinh Hoàng Diệu chúng tôi những kiến thức phổ
thông căn bản từ môn toán, khoa học thực
nghiệm, văn chương, đến sinh ngữ Anh và
Pháp, những ngôn ngữ mà hiện nay chúng tôi, những
người lưu lạc tha phương, phải sử
dụng hàng ngày cho nhu cầu mưu sinh của gia-đ́nh.
Những h́nh
ảnh của ngày lễ kỷ niệm giúp tôi hồi
tưởng những khuôn mặt xưa cũ của các
Thầy Cô. Thầy Lê Xuân
Vịnh, vị cựu Hiệu Trưởng khả kính
của chúng tôi năm nào mà giờ này tôi vẫn c̣n giữ
được tấm thẻ học sinh do chính Thầy kư
tên và đóng dấu, vẫn c̣n giữ được nguyên
vẹn nét đạo mạo và uy nghiêm ngày nào trên
gương mặt Thầy. Cô
Dung, người đă dạy tôi chia từng “Temp”, “mode”
của tất cả các động
từ trong Pháp ngữ, tóc đă hớt ngắn hơn
nhưng Cô vẫn c̣n phảng phất nét quư phái của
một Madame dạy tiếng Tây ngày nào. Thầy Lê Kim
Tiết Tháo dạy tôi môn Việt Văn, và tôi nhớ có
một lần Thầy đă cho chúng tôi học một bài ca
dao bất hủ là bài “Đêm Buồn”. Hơn 36 năm đă trôi qua
nhưng tôi vẫn c̣n thuộc bài ca dao này:
Đêm qua ra đứng bờ
ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao
mờ.
Buồn trông con nhện
giăng tơ,
Nhện ơi, nhện
hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch
sao mai,
Sao ơi, sao hỡi,
nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng
dăy ngân hà,
Đến nay ngăn cách
đă ba năm tṛn.
Đá ṃn nhưng dạ
chẳng ṃn,
Ngàn năm ngăn cách
vẫn c̣n trơ trơ.
Ở vào
lứa tuổi “teenager” học lớp Chín, tôi nào đă
hiểu hết ư nghĩa thâm sâu của kho tàng văn chương
truyền khẩu Việt Nam.
Măi cho đến rất lâu sau này, khi đă chứng
kiến tận mắt thím Sáu và mợ Út của tôi đă
trải qua những tháng năm dài ṃn mỏi chờ
đợi người chồng ra đi không phải là
một tháng mà là gấp đôi của “ba năm” mà vẫn
chưa có ngày về, lúc ấy tôi mới thấm thía
được là Thầy của chúng tôi đă dạy cho
chúng tôi một bài ca dao thật tuyệt vời nói về
ḷng hy sinh, chung thủy vô bờ bến của những
người vợ và người mẹ hiền Việt
Nam.
Thầy Cấn Phan
Nhiếp, Thầy Nhiều, Thầy Hưởng, Thầy
Sơn, Thầy Hạnh, và Thầy Tráng yêu quư của tôi
giờ đây tóc đă bạc màu và “thưa thớt” hơn
xưa rất nhiều.
Nhờ những kiến thức Toán học từ quư
Thầy Lê Khắc Thạnh, Thầy Lư Ngọc Hiếu,
Thầy Phan Văn Nhiều, Thầy Lâm Cộng
Hưởng, Thầy Phạm Xuân Dũng, Thầy Nguyễn
B́nh (sau đổi về Trường Trung Học Miền
Nam tại Sài G̣n), Thầy Nguyễn Trọng Thắng, và
Thầy Nguyễn Văn Phú (Thầy hay nói “Cho tôi một v́
sao” mỗi khi Thầy đọc cho học tṛ viết
dấu hoa-thị) truyền đạt cho chúng tôi mà đă
có biết bao thế hệ học sinh Hoàng Diệu đă
trở thành những kỹ sư, tiến sĩ, thạc
sĩ trong các ngành khoa học trong và ngoài nước. Tiếc là ngoài hai Thầy Toán,
Thầy Nhiều và Thầy Hưởng, chúng tôi không có
cơ hội ngắm lại h́nh vóc của các Thầy c̣n
lại trong Lễ Kỷ Niệm 50 năm này.
Nhắc đến các
Thầy Cô dạy Anh Văn, ngoài Thầy Sơn với
tiếng tăm gắn liền Thầy với
trường Đồng-Tiến và Cha sở
phụ trách ở đó trong
những ngày "xưng tội", chúng
tôi không sao quên được Cô
Dương Quư Lan với dáng vóc và
lời nói dịu hiền như một từ mẫu. Nhưng than ôi… ḍng thời
gian đă khiến xui thằng
học tṛ nhỏ ngày xưa nh́n Cô
một cách xa lạ.
Nếu không có
các bạn cũ nhắc nhở…
ôi, đắc tội muôn phần.
Thầy Thuận nh́n
“có da có thịt” hơn ngày xưa rất nhiều. Không biết giờ này với
nắng và gió biển của quê hương “xứ G̣i”
(Huyện Long-Phú) của Thầy, làn da của Thầy có
“trắng trẻo” hơn thuở Thầy phải chạy
xe Honda 67 màu đen để đi dạy tại Hoàng
Diệu năm nào không? Đă
hơn ba mươi năm rồi nên chắc Thầy
chẳng c̣n nhớ ra nỗi người học tṛ
Trưởng lớp mười một do Thầy làm giáo
sư hướng dẫn vào niên khóa 73-74 đâu.
Thầy Lê
Vĩnh Tráng năm xửa năm xưa đâu có mang
kiếng. Thế nhưng
nh́n h́nh ảnh Thầy với cặp “mục kỉnh”,
lũ học tṛ vẫn nhận ra Thầy – dù ở tận
phương Tây – vi trông Thầy vẫn c̣n rất phong
độ và dễ thương như ngày nào. Chỉ tiếc là
không nghe lại được giọng nói ôn tồn và
chậm răi gần như “năn nỉ” học tṛ của
Thầy.
Thầy Thiên, dạy
Nhạc, mà h́nh như hiện nay Thầy là người cao
niên nhất trong số các Thầy Cô có mặt trong phim mà
vẫn c̣n đeo được cặp kiếng đen,
khiến tôi cảm nhận là Thầy c̣n phong độ
như ngày nào Thầy c̣n đang bắt nhịp cho chúng tôi
hát HỌC SINH LÀ NGƯỜI TỔ QUỐC MONG CHO MAI SAU…
Nh́n h́nh ảnh Thầy Thiên tôi
bỗng bùi ngùi nhớ đến Thầy Thế dạy
vẽ, với h́nh ảnh Thầy cùng chiếc ống
vố “tỗ chảng” mà học sinh Hoàng Diệu của
thời ấy sẽ chẳng bao giờ quên. Điều rất
buồn là Thầy đă ra đi quá sớm nên trong số
học sinh HD68-75 không ai có được tấm ảnh
của Thầy để lưu niệm.
Nh́n lại h́nh ảnh
của quư Thầy Cô trường Hoàng Diệu, tôi muốn
viết lại vài hàng như một nén hương ḷng
để tưởng nhớ tới hai vị giáo sư ân nhân của tôi giờ này đă không c̣n
ở trên thế giới này nữa. Hai vị giáo sư
đó là cố Giáo Sư Triết và Pháp Văn Trần
Phạm Hiếu và cố Giáo Sư Anh Văn Trần
Thị Tín. Thầy
Hiếu ơi! Những bài
Triết Học và Pháp Văn mà Thầy đă dạy cho em
năm nào đă giúp em luôn tiếp tục đứng
vững trên đôi chân nhiều khi muốn ngă quỵ trong
cảnh đời lưu vong, lầm than đầy
khổ luỵ. Em c̣n nhớ
măi câu nói trích dẫn mà Thầy rất đắc ư: “Là con
người không ai có thể tắm hai lần trên cùng
một ḍng sông” (Heraclite). Tuy
nhiên, em đă không thể nào quên được ḍng sông “Sóc
Trăng” xưa v́ rất có thể là do “Ḍng sông xưa luôn
chở đầy nhung nhớ” chăng? Những kiến thức Triết
Học va những giờ Pháp Văn em đă học rất
tới nơi tới chốn do Thầy dạy đă giúp em
học những môn khoa học Nhân Văn cũng như
những sinh ngữ phụ Anh Văn và Y Pha Nho thật
dễ dàng. Em luôn
nhớ ơn Thầy mặc dù em sẽ chẳng bao giờ
có thể gặp lại Thầy được nữa.
Cô Tín ơi! Mặc dù Cô thương yêu quư
mến em hơn nhiều bạn khác của trường
Hoàng Diệu rất nhiều v́ em chưa bao giờ bị
Cô cú đầu hoặc nhéo tai như các bạn khác,
nhưng nhắc đến tên Cô là các bạn thảy
đều bồi hồi thương nhớ đến
một vị Giáo Sư tài hoa bạc mệnh. Nếu không có Cô nghiêm khắc,
sửa cho em từng lỗi văn phạm cũng như
“điều chỉnh” thật kỹ lối phát âm của
“một thằng Mỹ ngọng nghệu” của em th́
giờ này một tên học tṛ tiếng Pháp là sinh ngữ
chính làm sao có được đất dụng vơ ở
xứ cờ Hoa này được.
Em luôn nhớ lời
của Cô nhấn mạnh rất nhiều lần trong
suốt thời gian Cô c̣n dạy chúng em: “Kiến thức phổ thông, ngay
cả kiến thức Anh Văn, là cái các em đang cố
học và sẽ chỉ c̣n giữ lại được
MỘT ÍT sau khi đă quên đi hầu hết tất
cả. Và sau này,
khi các em bước vào đời, các em có vươn lên
được hay không là do cái MỘT ÍT này.”
Thuở xa xưa ấy, lũ chúng em có mấy ai chịu nghe lời
Cô đâu! Thậm chí khi
thấy Cô tới lớp trễ vài phút (v́ năm nào Cô
cũng mang “ba lô” đi dạy, th́ làm sao đi dạy
đúng giờ được), lớp của em rủ nhau
nhảy cửa sổ trốn học hết. Cô đă nổi giận phê vào
sổ đầu bài: “Giáo
sư tới lớp, học sinh đă ra về.” Em là trưởng lớp phải đứng
mũi chịu sào năn nỉ Cô và Cô
đă thêm vào: “Đi đám ma của một phụ huynh
của lớp.” Chúng
em hú hồn. Tí nữa th́
tan xác với Thầy Hiệu Trưởng Lê Xuân Vịnh.
Nay Cô đă không c̣n nữa
cho nên muốn t́m Cô để nói lời tạ ơn Cô
đă giúp em có MỘT ÍT tiếng Anh va nhất là đă
một lần Cô cứu chúng em th́ đă quá muộn màng. Không c̣n dịp
nữa rồi.
NHẤT TỰ VI SƯ, BÁN
TỰ VI SƯ. Cựu học
sinh Trung Học Công Lập Hoàng Diệu luôn chân thành tri ân tất cả quư Thầy Cô.
Ngọc Em
và Ngọc Liên (HD68-75)