Tản Mạn Về Lá Cờ
Thầy Nguyễn Ngọc Đường
Tôi c̣n nhớ
ở bậc Tiểu học thời Pháp thuộc, mỗi
buổi sáng, các học sinh thường phải làm lễ
chào cờ cùng với Thầy Cô ở ngay giữa sân trường.
Chúng tôi đứng nghiêm chỉnh hát bài Marseillaise, quốc
ca của nước Đại Pháp, trong khi lá cờ Tam Tài phất phơ trong gió được từ
từ kéo lên. Cờ này các bợm nhậu đặt tên là Cờ
Tây, nói lái là cầy tơ, chả nướng thơm phức đi kèm với rượu
đế là hết xẩy. Thế rồi, sau biến cố
chính trị năm 45, mới học năm thứ nhất
bậc trung học, tôi lại sung sướng được
chào Cờ đỏ sao vàng của mặt trận Việt
Minh và hăng hái hát bài Tiến quân ca của nhạc sỹ
thiên tài Văn Cao. H́nh như chính tôi 14 tuổi, ở những
ngày cướp chính quyền đầu tiên, đă cầm
cây đàn mandolin say mê hướng dẫn bạn hữu Thầy
Cô hát thuộc bài này như cháo. Động cơ nào đă
thúc đẩy? Yêu nước hay mê văn nghệ? Hồi
đó v́ c̣n nhỏ nên chắc rơi vào trường hợp
thứ hai! Cuối cùng, qua 5 năm kháng chiến trong rừng,
dinh tê vào Hà nội cuối 51, tôi lại hân hạnh và xúc
động, lần đầu tiên được chào Cờ
Vàng ba sọc đỏ trên sân trường Nguyễn Trăi tại
thủ đô Hà nội. Bài Quốc ca hùng mạnh trong tim,
vang lên trong thời gian này vốn thoát thai từ bài "Tiếng
gọi sinh viên" của nhạc sỹ Lưu hữu
Phước. Và từ đó, lá Cờ Vàng thân yêu đă theo
sát tôi từ Bắc vào Nam, vượt biên qua Mỹ quốc
năm 80, và luôn bay phấp phới tại quận Cam cho tới
bây giờ.
T́nh cảm của tôi đối
với ba lá cờ thay đổi theo thời
gian và những diễn biến chính trị của từng
giai đoạn. Đứng dưới lá Cờ Tây tôi chỉ
cảm thấy ghét và sợ. Thuở bé tôi mê đọc truyện
kiếm hiệp, tiểu thuyết và thích đàn hát nên chán
đi học, không thích chào cờ. Hậu quả là bị
xơi roi mây của Bố v́ học dốt, luôn đội
sổ. C̣n ghét v́ chính lính Tây đă sát hại Mẹ và em tôi
trong một trận càn quét bằng đạn pháo kích thời
kháng chiến. Riêng với lá Cờ Đỏ, thú thật tự
đáy ḷng tôi cảm thấy vui buồn và khổ lẫn lộn.
Những ngày đầu th́ vui v́ được nghỉ học
chỉ vác đàn đi hát, tham gia các buổi văn nghệ,
được vui chơi với các em gái đồng tuổi,
thật tuyệt vời. Sau khi chiến tranh toàn quốc
bùng nổ cuối năm 46, tôi lang thang
cô đơn kháng chiến, lúc này th́ vừa buồn, vừa
khổ lại vừa đói v́ gia đ́nh tan nát. Mới 14, 15,
không xin vào các đoàn tuyên truyền hay văn nghệ th́ ngủ
ngoài đường và treo mơm lên hay sao? Thế là dù muốn
hay không tôi cũng lại phải tái ngộ với lá cờ
Đỏ. Tuy nhiên, trong cả cuộc đời, thực
ḷng mà nói, những kỷ niệm đẹp nhất,
thơ mộng nhất không bao giờ tôi quên được,
đa số lại diễn ra trong thời kỳ kháng chiến.
Đó là sự thật, dù ai thương hay ghét, tôi cũng
đành cam chịu.
Và thưa quư vị, lá cờ
cuối cùng tôi phải trân trọng và luôn nhớ ơn chính
là Cờ Vàng ba sọc đỏ. Tuy chưa phải đổ
máu dưới lá cờ, nhưng tôi và gia đ́nh đă
được nuôi dưỡng, được phục vụ
và hưởng nhiều ơn mưa móc
dưới các chế độ Dân chủ, Tự do... mà lá
cờ này chính là biểu tượng. Tôi đă được
học Luân lư giáo khoa thư ở bậc Tiểu học và
Công dân giáo dục ở bậc Trung học, tôi phải thực
hành những t́nh cảm cao đẹp và nhân bản mà tôi
đă được thấm nhuần trong đó.
Bây giờ tôi xin trở lại
chuyện lá cờ Vàng và ông Điếu Cầy. Thật
t́nh tôi rất ái ngại cho t́nh huống hiện tại của
ông, quả là phức tạp và khó nhúc nhỉch. Tại sao?
Tôi đoán ṃ, trong thâm tâm có
thể ông không chống? chẳng qua là
ông chưa chấp nhận vội vă lá cờ vàng mà thôi. Lư
do thứ nhất: ông mới qua đâu biết nếp tẻ
ra sao nên ông suy nghĩ: đừng hấp tấp hăy từ
từ t́m hiểu cho chắc ăn
đă. Lư do thứ hai: chúng tôi thông cảm, là vợ con ông
c̣n nằm trong tay CS, ông đâu dám liều
lĩnh đối đầu ngay với Nhà nước
để vợ con khổ. Bởi vậy ông đành tạm
thời phát biểu mập mờ lơ mơ là biểu
tượng có thể thay đổi... v... v... và chính điều
này đă đụng đến tim
đen của dân tị nạn và làm thiên hạ nghi ngờ,
thật rơ khổ. Thế sao ông lại phây phây đứng
chào dưới lá cờ vàng hôm nhận giải nhân quyền.
Thế là thế nào? Tôi đoán là ông bị tai
nạn thôi! Người ta mời ông đi nhận giải
th́ ông phải đi chứ, đâu biết phải chào cờ,
v́ ông chưa có kinh nghiệm về sinh hoạt hội
đoàn ở quận Cam, phải không ông? Cái h́nh lồ lộ
này có thể làm CS cay cú? và sẽ hành vợ
con ông? nhưng nhờ đó ông lại có
Credit với dân tị nạn? Ối dào, Thượng Đế
rất công bằng và luật bù trừ luôn luôn được
áp dụng. Bây giờ, đề gỡ rối cho ông, tôi
đề nghị ông tạm thời cứ làm như sau, kệ
thiên hạ muốn nói ǵ th́ nói, đường ta ta cứ
đi...
Tuy nhiên tôi phải nhắc
ông điều cốt lơi này. Dân tị nạn dị ứng
với nhóm từ "ḥa hợp ḥa giải" lắm, họ
chỉ muốn xóa bỏ thôi, ông nhớ đừng đụng
tới. Thêm nữa các Hội Đoàn ở đây có truyền
thống chào cờ mặc niệm, hát quốc ca trước
khi ăn uống văn nghệ... Nếu
họ có nhă ư hay có thâm ư mời ông tham dự để... thử
ḷng th́ ông nên đi cho vui vẻ cả làng. Dĩ nhiên ông phải
tự nguyện và sau khi đă hiểu được ư
nghĩa cao đẹp của lá cờ vàng rồi. Nếu
c̣n lấn cấn th́ cứ ở nhà, không sao, đây là xứ
tự do, không ai ép buộc được ông. Ngay như
Đức Giáo Hoàng c̣n phán: Tôi là ai mà dám bắt người
khác làm theo ư của ḿnh! Ngày thường
ông cứ làm nhiệm vụ kết nối truyền thông,
san bằng cách biệt... v... v... theo
chương tŕnh đă định sẵn của ông. Tuy
nhiên, ráng cẩn thận trong văn từ, tránh những ư
kiến đưa ra để dễ bị hiểu lầm,
thế là coi như đă tạm ổn bước đầu.
Sau này từ từ sẽ tính tiếp, đời c̣n dài, chớ
có hấp tấp mà hỏng việc.
Nếu thực hiện theo đề nghị của tôi ông sẽ
được nhiều cái lợi. Trước hết ông
có thêm thân hữu, nghĩa là bớt thù. Vả lại nhập
gia phải tùy tục chứ! Lá Cờ Vàng biểu tượng
cho Chính Nghĩa, Dân chủ, Tự do, Độc lập,
Nhân quyền đă có từ thời xa xưa rồi, không cần
phải bàn căi nữa. Ông cứ tham dự và coi việc chào
cờ là thủ tục đương nhiên, rồi từ
từ nó sẽ quen đi mấy hồi.
Tôi thấy ông dáng dấp có
vẻ chân quê hiền lành, hy vọng ông là người yêu
nước chân chính, phấu đấu cho lư tưởng
Dân chủ, Tự do, Độc lập và Nhân quyền thực
sự. Không ai có quyền chụp cho ḿnh cái nón mắc gió nào
mà không đưa ra những dẫn chứng đầy
đủ và thuyết phục. Mọi người sẽ
theo sát những hoạt động của ông trong những
ngày sắp tới để đánh giá con người thực
sự của ông, vàng thật đâu sợ lửa, phải
không ông Bắc kỳ, đồng hương với Thầy
giáo Sugar.
Ông nên nhớ kỹ một
điều quan trọng trong ḷng: dân tị nạn nào
cũng vậy, và trên khắp thế giới. Họ đă
có can đảm sống chết bỏ nước ra
đi, thường là có đủ khôn ngoan và kinh nghiệm,
không ai dễ lừa gạt được họ. Nhất
là những sắc dân đă được sống trong các
chế độ Dân chủ,Tự do,
thường có kiến thức và văn hoá cao, không bị
bịt mắt, hay nghe một chiều
như trong các chế độ CS.
Chúc ông thành công và dân tị
nạn chúng tôi sẽ có thêm một đồng minh bản
lănh, dám dấn thân và nhiệt t́nh.
Thầy Nguyễn Ngọc Đường