Những ngày... đen
tối
Thầy Nguyễn Ngọc
Đường
Nói về sự đau khổ của
Tù Cải Tạo trong chiến tranh VN th́ nhiều tác giả
đă viết rồi, rất phong phú, sâu sắc và thật
bi thảm. Giả sử có viết thêm nữa cũng
chỉ thừa, v́ thú thực, cá́ mục kể khổ này
tôi diễn tả không đạt lắm và nhất là...
biết rồi, khổ lắm.... C̣n bàn về chính trị
nơi quê hương yêu dấu của ta th́ nát như
tương do quá nhiều phe phái, "sư nói sư
phải, văi nói văi hay". Những dữ kiện mọi
người đưa ra thường nhiều cảm tính,
chủ quan, rất khó kiểm chứng và không đủ
thuyết phục. Chỉ có mục chửi bới, hạ
nhục nhau th́ đúng là trăm hoa đua nở, nhà nhà cùng
chửi, ồn ào như một cái chợ!. Quốc gia,
Cộng sản chửi nhau chán rồi, xoay qua chửi
Mỹ cho tiện việc sổ sách v́ người Mỹ
đâu có giỏi tiếng Việt để đáp lễ!
Cũng xin nhắc nhở quí bạn: Trên cơi đời này,
hiếm có nước nào lại dại dột hi sinh
quyền lợi của ḿnh để đi bảo vệ
tự do, dân chủ, nhân quyền... cho một người,
hay một nhóm người nào đó v́ quân tử Tàu chính hiệu
h́nh như đă chết từ lâu rồi! Thẳng hoặc
nếu c̣n sót lại một tí th́ cũng chỉ để
an ủi, giúp nhau trong những điều kiện hạn
chế cho vui rồi th́ đường ai nấy đi cho
khoẻ. Để tránh vướng vào những lí do vớ
vẩn này, bài tôi viết sẽ không có phê b́nh, chỉ trích
hay tố khổ ǵ cả, mục đích chỉ để
mua vui, kể lại trung thực một số kinh
nghiệm, vài kỷ niệm riêng tư cả vui lẫn
buồn, mà tôi đă trải qua trong thời gian đi Tù
Cải Tạo. Chắc có bạn thắc mắc: Thế
nghĩa là tôi ba phải hả? Lập trường dấu
ở đâu? Tôi xin phép được hỏi lại quí
bạn. Tôi sinh ra ở tận Thái Nguyên, một tỉnh giáp
Trung quốc, khùng hay sao mà lại di chuyển đến
40,000 km qua Mỹ để khơi khơi trở thành vô
sản chân chính và trốn sang đây để xơi
hamburger hả? Hơn nữa " Đâu có nơi nào
đẹp bằng quê hương của ta" chính ông
Carnot năm xưa đă phán như vậy cưa mà!
Hôm đó là ngày 29 tháng
4/75, cả thành phố Sài g̣n đều ch́m trong cảnh
hỗn loạn, hoang mang, mạnh ai nấy chạy. Mọi
người hốt hoảng t́m đường trốn
thật xa nơi Thủ đô đầy bất trắc
hiểm nguy. Người th́ kiếm xe đ̣ về quê
nếu gốc gác là dân địa phương,
người có phương tiện th́ t́m cách di tản ra
nước ngoài bằng máy bay, riêng dân Bắc kỳ di
cư, một số như gia đ́nh tôi th́ đành chịu
trận chờ bộ đội miền Bắc vào
để định đoạt số phận. Ngoài
đường phố, súng ống, quân phục đây
đó vứt ngổn ngang trông thật thê thảm. Thỉnh
thoảng nghe vài ba tiếng súng tức tưởi của
một số quân nhân thay v́ bắn quân thù lại bắn
ngay vào đầu ḿnh để kết liễu cuộc
đời của người chiến binh oai hùng năm
xưa v́ thượng cấp đă cao chạy xa bay, bỏ
lại những người con thân yêu như rắn
mất đầu. Tuy nhiên, để thử thời
vận, gia đ́nh tôi, năm người, cũng khăn
gói kéo nhau ra bến Bạch Đằng thăm thú t́nh h́nh,
nhưng đến nơi, thấy cảnh tượng
người người chen lấn đẩy nhau
xuống sông để dành chỗ lên tàu làm tôi ngao ngán,
lại dắt díu nhau trở về mặc cho số
phận đưa đẩy. Tôi lái xe vào sân tennis bộ
Tổng tham mưu để thăm ḍ xem có nhờ vả
được Tướng Tá nào không th́ chỉ gặp duy
nhất ông Đại Tá Truyền tin, bạn tennis, đang
ngơ ngác như con nai vàng. Tôi hỏi: Đại tá chưa
đi à, sao c̣n vớ vẩn ở đây làm ǵ, hay là chờ
đón VC? ĐT cười rất dễ thương: Ông
Giáo ơi, tôi đành phải sống với VC thôi chứ
Mỹ quốc th́ tôi chán lắm rồi. Tôi đă học
mấy năm ở bên đó và quả thật không cảm
thấy thoải mái. Tiếc rằng lúc đó chúng tôi
lại không mang theo vợt tennis, nếu có chúng tôi sẽ
chơi với nhau một trận cuối cùng trên sân bộ
Tổng Tham Mưu của VNCH trước khi nó rơi vào
tay VC, và sẽ là trận đánh lịch sử rất
đáng ghi nhớ! Một thời gian sau, ĐT và tôi đă
khăn gói quả mướp cùng đi Tù Cải tạo,
riêng tôi được về sớm, chỉ có 3 năm, c̣n
ĐT v́ cấp bậc cao nên bị đưa ra ngoài
Bắc, lao động khổ sai mút chỉ cà tha, không
biết có vác được cái thân già về với gia đ́nh
hay không v́ từ bữa chia tay tôi đă không có duyên
được gặp lại người bạn già thân
mến này nữa.
Hồi tưởng
lại cái ngày đen tối năm xưa tôi chợt suy
nghĩ. Tại sao tôi dại thế? Sao không lái xe phom phom
đưa gia đ́nh về quê vợ ở Sóc Trang rồi
từ từ t́m đường vượt biên? Lúc đó
tôi c̣n giữ được cái xe hơi và vưỡn
đủ tiền để mua xăng cưa mà. Nghĩ cho
rốt ráo th́ ra tôi vừa tiếc của lại vừa
nhát. Cái nhà ba tầng cao nghều nghệu, một lũ máy
giặt, máy xấy, tủ lạnh... rồi lại c̣n cái
đàn piano đồ sộ, tất cả đều do
công lao của bà xă, bỏ đi là mất hết, thật
đứt ruột. Người ta khôn th́ bỏ của
chạy lấy người, c̣n tôi khôn hơn hay là...dại
th́ lại liều cái mạng cùi để giữ của!
Tôi nghĩ vớ vẩn: Thế chạy về quê rồi,
liệu có bị địa phương nó túm không? v́
hồ sơ lính tráng của ḿnh c̣n nguyên con trong bộ
Tổng tham mưu, có thiêu huỷ kịp đâu, tan hàng
lẹ quá mà! Sau này mới biết lũ cán ngố mù
tịt chẳng biết khai thác cái hệ thống
điện toán IBM ǵ cả. Chứng cớ là quân nhân công
chức đạp xích lô, buôn bán ngờ ngờ ở thành
phố mà có á bị bắt đâu, rồi từ từ
họ cũng vượt biên được hết,
chỉ trừ những người bị kẻ xấu
chỉ điểm là dính mà thôi.
Trảng
lớn
Trại Tù đầu tiên
- Sau vài tháng hồi hộp chờ đợi, th́ đây,
ngày oan nghiệt đă lù lù dẫn xác tới. Theo lệnh
của Uỷ ban Quân quản Sài g̣n, các sĩ quan cấp Uư,
tôi lúc đó Đại uư, phải mang theo lương
thực 10 ngày, tŕnh diện ở một số địa
diểm nhất định để chuẩn bị
đi học tập. Tôi chọn chỗ gần nhà, h́nh
như là trường Nguyễn bá Ṭng? trong Chợ lớn
và thật bất ngờ tôi gặp lại Thầy B
cũng có mặt nơi đây. Thầy B được cán
bộ chỉ định làm toán trưởng và từ nay
chúng tôi nhận lệnh của cấp trên qua trung gian
của Thầy B. Toán tôi khoảng 30 người
được dồn vào sinh hoạt trong một lớp
học với các đồ nghề lỉnh kỉnh như
ba lô, túi xách, ca, lon, thuốc...
Chiều hôm đó mọi
người được thưởng thức một
bữa tiệc do nhà hàng Đồng khánh phục vụ và
dĩ nhiên phải... trả tiền. Thế rồi,
khoảng 11, 12 giờ đêm, một đoàn xe Molotova bít
bùng kín mít, lừng lững tiến vào rồi lại âm
thầm chạy ra trong đêm khuya buồn thảm, mang theo
một đoàn quân chiến bại mà lúc đó v́ c̣n quá
sớm nên lư do thua trận vẫn c̣n mù mờ chưa
được sáng tỏ.
Mỗi xe được
nhồi nhét vài chục mống, không đủ không khí
để thở và không ai nhúc nhích cục cựa ǵ
được cả. Trong khi di chuyển lúc nào tôi cũng
bị ọc, oẹ liên tục, mệt ră rời không có th́
giờ để mà buồn và xe chở đi đâu tôi cũng
mặc xác v́ đă nôn ra tới mật xanh mật vàng
rồi, chỉ khổ cho mấy bạn ngồi cạnh,
quần áo hôi hám kinh khủng. Nhưng rồi th́ cũng
đến được thiên đường Trảng
Lớn.
Đầu óc của tôi bây
giờ thật quá tệ, tôi không c̣n nhớ Trảng
Lớn hồi xưa là căn cứ của công binh hay pháo
binh nhưng lúc chúng tôi đến chỉ thấy một
cảnh tượng hoang tàn đổ nát hiện ra và
đây đó c̣n lại rải rác vài căn nhà nhỏ mái tôn
xiêu vẹo. Mọi người tranh nhau đi kiếm bất
cứ cái ǵ có thể ngả lưng được v́ di
chuyển suốt đêm, tất cả đều đă
hết hơi. Sáng hôm sau t́m được nước
để đánh răng cũng thật vất vả, có
lẽ hồi xưa quân đội xài nước do xe nhà
binh mang tới nên giếng nước cũng không có.
Những ngày sau đó
đám tù khốn khổ bắt đầu phải theo
một thời khoá biểu lao động khắc
nghiệt và ăn th́ lúc nào cũng đói. Buổi sáng,
cuốc đất trồng rau, trưa về xơi
cơm, chiều tiếp tục lao động và tối th́
họp tổ, kiểm thảo, phê b́nh, tự phê b́nh
rồi ca hát cho đời thêm tươi.... Riêng cá́ món
gạo th́ ác liệt lắm và VC thật thâm độc.
Ngày xưa họ trốn ở trong rừng, phải xơi
gạo chôn ở dưới đất, lâu ngày sâu bọ
sinh sản nhung nhúc ḅ lổm ngổm trông thật vui
mắt. Giờ đây họ là kẻ thắng trận bèn
cho kẻ bại trận thưởng thức cái món
gạo sâu đó cho có đi có lại, c̣n họ th́ xơi
gạo trắng hạt dài hạt ngắn thơm phức
cho bơ những ngày cơ cực.
Một cuộc
đấu lư - Một nhóm vài anh em thân cận nằm cùng
giường thường hay bàn luận về thời
sự để giải trí. Cái đinh của buổi nói
chuyện hôm nay là: đúng 10 ngày họ có cho chúng ta về
như đă hứa không? Tôi đứng về phe Tù, lư
luận: họ sẽ cho về đúng hẹn v́ ḿnh đă
nằm trong tay họ làm sao mà trốn được.
Hồ sơ, lư lịch c̣n y nguyên trong bộ Tổng tham
mưu. Hơn nữa các địa phương cũng
thiếu ǵ dân nằm vùng, chạy đâu cho thoát. Và một
điều quan trọng nữa là việc ǵ họ phải
lừa ḿnh, sẽ bị mất uy tín trên thế giới.
Chao ơi, lư luận mới nghe tưởng chắc như
bắp nhưng thật sự toàn là tào lao vớ vẩn và
không có cơ sở.
Một bạn, giầu kinh
nghiệm về cộng sản có ư kiến: Tôi là VC sẽ
giam các bạn thật lâu, để khi trở về
sẽ thân tàn ma dại, mất hẳn ư chí phấn
đấu và chỉ c̣n chờ để lên bàn thờ mà
thôi. Ai tin được các bạn? mấy trăm ngàn
người, súng ống bạn dấu ở đâu làm sao
chúng tôi biết được. Hơn nữa dân miền
Nam ít có cảm t́nh với dân Bắc kỳ, thả các
bạn ra họ sẽ che dấu, đùm bọc các bạn
để quật lại chúng tôi th́ chết dzồi. Thôi
th́ giữ các bạn trong tù cho chắc ăn. C̣n vấn
đề uy tín th́ chúng tôi không quan tâm lắm, khi cần
chúng tôi vẫn cứ xé rào như thường và rồi
đâu lại vào đấy ngay. Vả lại chắc các
bạn hiểu lầm, chúng tôi có hứa cho các bạn
về sau 10 ngày học tập đâu. Chúng tôi chỉ
bảo mang theo lương thực 10 ngày c̣n sau đó th́
sẽ... có cách giải quyết khác chứ đâu phải
là... cho về, sao các bạn thông minh mà chậm hiểu
thế!
Bế tắc
đại, tiểu tiện - Thế rồi cái ngày
đau thương đó đă từ từ đến.
Đêm nay là đêm thứ mười, mọi người
đều thao thức không sao nhắm mắt
được nhất là tôi, chỉ mong lư luận chắc
nịch của ḿnh trở thành hiện thực để
mọi người lé mắt coi chơi. Mỗi
lần nghe tiếng xe lửa x́nh xịch từ xa th́ tôi
lại hồi hộp cứ ngỡ là nhân dân cho xe lên
đón những người con thân yêu trở về trong
ṿng tay nhân ái. Nhưng tiếng xe lửa lại xa dần và
mất hút trong đêm khuya lạnh lẽo, cuối cùng
chỉ c̣n nghe tiếng thở dài năo ruột của
những anh hùng... ngă ngựa. Măi đến lúc đó tôi
mới sáng mắt ra và biết cả nước
đều bị lừa và đành ngủ luôn cho tiện
việc sổ sách.
Sáng hôm sau mặt mọi
người có vẻ như dài ra và không ai buồn nói
chuyện chỉ lặng lẽ đi lao động như
thường lệ. Riêng tôi có lẽ v́ quá tin VC, nay bị
thất vọng ê chề nên bỗng bí đại tiểu
tiện. Cái bụng tự nhiên căng lên, đau quặn
dữ dội đến nỗi phải khiêng lên bệnh xá
để chích thuốc an thần, giải phóng cho nước
t́ểu trong bọng đái chẩy ra và cái bụng mới
từ từ xẹp xuống. Kể từ hôm đó đám
tù nhân không c̣n tơ tưởng ǵ đến ngày về nữa
và thầm nghĩ chắc là c̣n lao động đến
mút mùa lệ thuỷ. Than ôi! Ngày về xa tít mù khơi. C̣n ǵ
đâu nữa mà mơ với ṃng.
Long
Khánh
Trại tù thứ hai - Một
ngày đẹp trời, đoàn Molotova quen thuộc lại
chở chúng tôi đến trại tù thứ hai thuộc
tỉnh Long Khánh, h́nh như ở phía Đông Sài g̣n. Trại
mới, chỗ ở có vẻ tươm tất,
tương đối có những tiện nghi tối
thiểu và tôi linh cảm là sẽ đóng đô lâu dài ở
địa điểm này. Sau khi đă thu xếp xong
chỗ ăn ở, biên chế lại các tổ,
đội... th́ bắt đầu có màn khai lư lịch.
Thật ra tờ lư lịch đầu tiên đă
được thực hiện ở Trảng Lớn
rồi nhưng lúc đó rất đơn dản, bây
giờ mới có nhiều chi tiết rắc rối và sau
này đă phải khai đi khai lại nhiều lần cho
đến khi đạt yêu cầu của Nhà nước.
Vậy th́ yêu cầu của Nhà nước là ǵ? Là các tù nhân
phải nhận đă có tội với nhân dân, bằng
giấy trắng mực đen, dù có làm bất cứ
nghề ǵ trong xă hội như bác sĩ, kĩ sư,
thầy giáo, thầy tu, linh mục ...v...v... Có một bs khai
măi mà vẫn không đạt v́ không t́m ra tội của ḿnh
bèn hỏi quản giáo th́ được trả lời: Sao
anh là bs mà tối dạ thế. Anh chữa bệnh cho
mọi người th́ tốt thôi nhưng đứng trên
lập trường nào? Nếu anh chữa cho bộ
đội cách mạng th́ tốt lắm v́ đứng trên
lập trường nhân dân. C̣n chữa cho quân đội
Mỹ Ngụy để chúng nó mau lành bệnh tiếp
tục tàn sát nhân dân là đứng trên lập trường
tư sản th́ c̣n phải học tập dài dài, c̣n lâu
mới về được. Thế c̣n mấy tu sĩ
chỉ biết cầu nguyện th́ có tội ǵ? Cầu
nguyện cũng phải có lập trường, dĩ nhiên
phải là lập trường nhân dân nghĩa là phải
cầu cho lũ Mỹ Ngụy xuống địa ngục
để thưởng thức cái món vạc dầu,
bể lửa, lột da ...v...v... để chúng sợ
chết rồi trốn quân dịch. C̣n cầu cho chúng mau
giải thoát vế cơi vĩnh hằng sống phây phây trên
thiên đàng với Phật, Chúa th́ chúng đâu có sợ
chết càng đánh khoẻ là đứng trên lập
trường tư sản, là học tập chưa tốt,
c̣n lâu mới được về với vợ. Bây
giờ các anh về làm lại tờ lư lịch đi, tôi
chắc chắn lần này các anh sẽ thành công.
Văn nghệ - Tôi
đă giao du khá lâu với CS trong thời kỳ kháng
chiến nên biết rơ cái môn văn nghệ rất
đắt khách v́ dễ thu hút đám đông và là văn
nghệ b́nh dân nên tương đối cũng dễ hành
nghề. Đối với CS, lao động là ưu
tiên sau đó là văn nghệ để xả hơi cho
bớt căng thẳng chứ lao động hoài chịu
sao thấu. Biết điểm quan trọng này nên có cơ
hội là tôi t́nh nguyện làm Quản ca khỏi
cần phải bầu bán ǵ cả. Vả lại đă lao
động cái miệng rồi th́ chân tay phải
được nghỉ chứ! Thế là trong khi mọi
người phải cuốc đất th́ tôi dẫn
một số ca viên ra gốc cây tập hát để thi
đua với các đội bạn trong các dịp lễ
lạc,hội hè.
Trường
ca Sông Lô - Bữa đó tôi
hướng dẫn anh em tập hát bài Trường ca Sông
Lô của Văn Cao để so tài với bài Du kích Sông Thao
của Đỗ Nhuận do đội bên cạnh
đưa ra để thi đua. Thật là điếc
không sợ súng, bài trường ca này rất khó tập,
một phần v́ dài, phần khác phải hát bè mới hay mà
tôi lại chơi luôn ba bè cho hách. Đến lúc đội
bạn tŕnh diễn bài Du kích Sông Thao có harmonica hướng
dẫn làm chuẩn tôi mới té ngửa v́ tôi có một
miệng làm sao bắt giọng được cả ba bè!
Thế là bài Sông Lô thay v́ ba bè lại nở ra thành
mười bè nghĩa là hát... tự do cho tiện việc
sổ sách. Tuy nhiên, khi tiếng hát vừa chấm dứt,
các Quản giáo đều đứng dậy vỗ tay ào ào
với sự phụ họa nồng nhiệt của
đám tù cải tạo tưởng đến vỡ
hội trường.
Gói quà đầu tiên - Ở
tù được một thời gian, tôi không nhớ rơ là
bao lâu th́ được tin Nhà nước sẽ cho gia
đ́nh gửi một gói quà 3 kg cho tù cải tạo do
bưu điện chuyển đến. Mọi
người đều vui mừng và xúc động v́
sẽ được biết rơ sinh hoạt của gia
đ́nh và nhân thể cũng được thưởng
thức một số thực phẩm mà lâu nay đă
vắng mặt trong bữa cơm hàng ngày. Buổi sáng hôm
đó, nhận được quà tôi vội vàng mở ra
và... thật sung sướng, nào là thịt chà bông, lạp
xưởng, tôm khô... cứ hoa cả mắt và tất
cả đều thơm như múi mít. Bức thư
để trong gói quà do người vợ yêu quí viết
vắn tắt: "Anh cứ yên tâm học tập, gia
đ́nh vẫn b́nh yên, các con được đi học
b́nh thường. Tuy đời sống vất vả, khó
khăn nhưng em sẽ ráng lo chu toàn mọi việc
để chờ ngày gia đ́nh được đoàn
tụ. Em yêu." Thế rồi ngày vui cũng qua mau và
thức ăn th́ cứ cạn dần...
Katum
Trại tù thứ ba - Lại
một ngày đẹp trời khác, một đoàn xe lù lù
tiến vào di chuyển một số tù, trong đó có tôi,
đi về Katum, một địa danh xa lắc sát
cạnh nước bạn Cao Miên. Trước đó
mấy hôm đă có tin đồn, một số tù học
tập tốt sẽ được chuyển trại
để ra ngoài lao động, chuẩn bị
được trả tự do trong những ngày sắp
tới. Tôi thật bất ngờ khi bị... xếp vào
thành phần học tập tốt. B́nh thường tôi
chỉ lao động cá́ miệng, trường hợp
không trốn được th́ cuốc đất như
găi ghẻ. Có lần đến lượt phải gánh phân
lỏng đi tưới rau muống, tôi đă làm
đổ tung toé ra đường, bắn đầy vào
quần áo hai bạn phụ tá bị họ cho nghe tiếng
Đan Mạch muốn tắt bếp. Cả ba về
tắm rửa cách nào th́ mấy hôm sau đi đâu cũng
bị mọi người xa lánh v́ người ngợm luôn
luôn toát ra một mùi hương thật dễ thương
!
Katum, ôi cái tên nghe... dễ
sợ, nó ở gữa rừng già, cây cối um tùm, ít khi thấy
ánh nắng mặt trời. Ngay ngày hôm sau chúng tôi đă
bắt tay vào làm việc để có chỗ ở càng
sớm càng tốt, dưới sự chỉ huy của
một bạn tù có nghề Kiến trúc sư. Hàng ngày mọi
người chia nhau đi chặt tre, kiếm lá, xếp
đầy ở một chỗ nhất định rồi
chuẩn bị để dựng nhà. Đúng là: " Chém
tre, đẵn gỗ trên ngàn. Hữu thân, hữu khổ
phàn nàn cùng ai" trong bài Lính Thú Đời Xưa.
Thế rồi mấy cái
lán cũng được dựng xong và lũ tù khốn
khổ bắt đầu phải hoàn tất một công tác
đặc biệt là hạ cây, chặt từng khúc có kích
thước đàng hoàng để làm củi, rồi khiêng
ra ngoài đường cái, xếp lại thành từng
đống để xe Nhà nước chở về thành
phố cho nhân dân xài. Công tác này mới nghe tưởng ngon
lành nhưng thực ra nguy hiểm chết ngưởi v́
đồ nghề Nhà nước chỉ phát cho mỗi nhóm
có một con dao bự để chặt cây, phát nhiều
quá sợ nổi loạn th́ sao? Hạ những cây lớn
phải có kỹ thuật, không khéo có thể bị nó đè
chết như chơi. Quả thật lúc mới lên đây
chúng tôi thấy rất khổ sở v́ phải làm việc
nặng nhọc nhưng sau một thời gian lại
cảm thấy thoải mái v́ được hưởng
một chút không khí tự do dù vẫn hạn chế. Chúng
tôi được đi lại tự nhiên kể cả
tiếp xúc với dân chúng và không bị ai kiểm soát
cả. Thật ra dân địa phương sống quanh
đó đều là tai mắt của Nhà nước,
muốn trốn trại cũng không phải là dễ.
Ngày nghỉ, chúng tôi,
từng nhóm lang thang ở trong rừng để lấy
măng, nấm rơm, được tiếp xúc tự do
với dân địa phương để mua lương
thực và vài thứ lặt vặt như chuối,
đậu phọng, trứng gà, kim chỉ... Lúc đó chúng
tôi đă được Nhà nước cho đổi
tiền nên cũng có lai rai để xài. Bây giờ tôi
mới hiểu cụm từ "Ra ngoài lao động"
nghĩa là chúng tôi đă được Nhà nước
phần nào tin tưởng rồi. Chuyến đi Katum này
chỉ là để trắc nghiệm mà thôi.
Một hôm, chúng tôi
được lệnh tập trung tại một
địa điểm ở sâu trong rừng để nghe
giảng bài. Trong các nhóm đến tập trung, tôi gặp
lại Thầy Căn, Thầy Sơn nhưng không nói
chuyện được nhiều v́ sợ bị liên
lụy và từ đó không bao giờ tôi có dịp gặp
lại các Thầy nữa.
Long
khánh
Ngày trở về - Hôm đó,
bỗng nhiên chúng tôi được lệnh khăn gói lên xe
để trở về tổ ấm. Đến nơi
được các bạn cũ ra đón tiếp thật niềm
nở nhưng đă hỏi một câu làm tụi tôi quê
một cục: Tưởng các cậu được Nhà
nước cho về hết rồi hoá ra lại
vưỡn như thường lệ. Thế th́ ở
lại như tụi tớ lại khoẻ khỏi
phải di chuyển đi đâu cho đời ... mỏi
mệt. Sau đó tất cả đều trở về
đơn vị cũ của ḿnh và mọi sự
đều hoạt động b́nh thường trở
lại.
Ngày Thăm nuôi lịch
sử - Nhà nước báo tin cho phép các thân nhân và Tù
Cải Tạo đươc gặp nhau để tâm
sự và tiếp tế thực phẩm không hạn
chế. Thật là một tin vui động trời, v́
đă lâu không được nh́n thấy mặt vợ con,
nhớ tưởng đến phát khùng nhưng lại ngán
vệ binh sợ nó giam vào thùng sắt nên phải ḱm lại
ngay. Hôm gặp nhau ḷng như mở hội, nh́n
người đẹp muốn khóc nhưng sợ mắt
mờ không kiểm soát được các thùng quà nên lại
phải tạm ngưng. Ôi thôi sao nhiều quà quá dzậy,
lại có cả cặp gà mái để hàng ngày đẻ
trứng cho chàng xơi cho chàng... phát điên lên chắc! Tóm
lại Nàng đă tặng tôi cả một kho thực
phẩm với đủ thứ trên đời mà tôi không
thể kể hết ra đây được. Rất
tiếc v́ xa quá nên các con không tháp tùng theo mẹ
được. Khi chia tay nước mắt mới từ
từ chẩy ra v́ lúc đó quà cáp đă được yên
vị cả rồi. Thấy tôi lúng túng không sao khiêng
hết quà về được, bạn Nguyễn Thanh Thu
(tác giả bức tượng Thương Tiếc) đă
gánh dùm lũ quà về chỗ tôi ở và sau đó c̣n vẽ
tặng tôi bức ảnh Chân Dung để kỷ niệm
thật là cảm động.
Ngày tháng như mưa bay, gió
thổi, thấm thoắt đă gần 3 năm trôi qua. Môt
buổi sáng, tôi đang hướng dẫn các bạn
tập hát dưới gốc cây để chuẩn bị
thi đua th́ anh bạn cùng pḥng hốt hoảng chạy
lại báo tin buồn: "Cặp gà mái của cậu
đang ngáp ngáp đấy, giải quyết ra sao?" Tay
vẫn không ngừng bắt nhịp, tôi ngoái cổ lại
ra lệnh: "Kho gừng" làm mọi người ôm
bụng phá lên cười.
Hóc
Môn-Thành Ông Năm
Trại Tù cuối cùng - Được
chuyển về trại Hóc Môn, rất gần Sài g̣n, chúng
tôi linh cảm thấy là ngày về với gia đ́nh
sẽ không c̣n xa nữa. Trong một thời gian dài,
sống lần lượt qua các trại tù thỉnh
thoảng đă có những cuộc chuyển trại âm
thầm, đưa những thành phần nguy hiểm
đối với chế độ như t́nh báo, quân báo, tâm
lư chiến, chiến tranh chính trị ...v...v... đi các
trại khác chắc là để hành hạ và khai thác. C̣n
lại hiện nay đa số là thành phần các chuyên viên
kỹ thuật, bác sĩ , dược sĩ, giáo sư...
Nhà nước có thể sử dụng được ngay
mà không sợ nguy hiểm. Từ nay chúng tôi đă phần
nào yên tâm v́ có hi vọng được trở về
chứ không c̣n mù mịt như những năm đầu
tiên nữa. Thực phẩm khá dồi dào v́ được
cung cấp dài dài và chúng tôi, sau những giờ lao
động đă có những phương tiện
để giải trí như đánh cờ, đánh đàn,
chơi domino và chơi cả bài mạt chược
nữa, quân bài do các kỹ sư chế tạo bằng
gỗ và khắc rất công phu,mỹ thuật.
Mười bài Chính
trị - Ban Quản giáo thông báo tất cả Tù Cải
tạo hăy chuẩn bị tinh thần để học 10
bài chính trị do các chuỳên viên hàng đầu ở Hà
nội vào giảng dạy. Đề tài các bài chính trị
tôi đă quên hết v́ nhớ làm ǵ cho nhức cái
đầu, vả lại toàn là chửi Mỹ Ngụy không
hà!
Sau mỗi bài gjảng
thường có phần giải đáp thắc mắc. Có
những câu hỏi khá hóc búa tưởng là khó trả
lời nhưng giảng viên giải thích dễ dàng v́ lúc nào
họ cũng đứng trên lập trường nhân dân
nghĩa là ở phía đa số dân nghèo khổ, bị bóc
lột nên ta đành phải thua thôi. Thí dụ: Một
học viên hỏi: “Tại sao ta không tôn trọng hiệp
định Geneve, lại đi xé rào. Công pháp quốc tế
phải được thi hành chứ?”
Giảng viên trả lời:
“Anh có là phải người VN không? Anh có muốn cho
cuộc chiến tranh này sớm chấm dứt để
nhân dân đỡ đói khổ, được sống
trong hoà b́nh,hạnh phúc không?” Vậy th́ ta xé rào là
đứng trên lập trường nhân dân dĩ nhiên là
phải đúng thôi, c̣n công pháp quốc tế th́ tôi có bao
giờ được học đâu mà biết! Cả hội
trường bèn tịt mít, không ai dám hỏi nữa v́ làm
sao thắng nổi Lập trường Nhân dân hả quí
vị!
Phái đoàn Quốc
tế phỏng vấn Tù Cải tạo - Hàng ngày tôi
thường đi nhặt lá khô đem về tích trữ
để dùng vào việc thổi cơm riêng v́ không sao
kiếm được củi. Chao ôi, thổi cơm
bằng lá là cả một nghệ thuật, c̣n bằng
rơm có lẽ dễ hơn. Phải luôn tay giữ hơi
nóng v́ cơm dễ sống và hay khê lắm. Hôm đó tôi
đang nhặt lá bên kia đồi, nh́n về phía chỗ
tôi ở thấy đông người tụ họp lại
có cả máy quay phim và người ngoại quốc nữa.
Ṭ ṃ, tôi bèn chạy về pḥng th́ vừa tḥ đầu vào
cửa sổ đă thấy lố nhố, bỗng một
ông Tây chỉ tôi và nói vài câu với người thông ngôn, ông
ta bảo tôi: Phái đoàn muốn phỏng vấn anh vài câu,
mời anh vào và cứ trả lời tự nhiên,
đừng sợ ǵ cả. Tôi bèn hiên ngang bước vào,
đâu có ngán, v́ ngày xưa
ở trong rừng, Tây có bao giờ dám cho tôi gặp
mặt đâu!. Đại khái Tây hỏi: anh ngủ chỗ
nào, tôi chỉ ngay chỗ tôi đứng. Quần áo
để đâu, tôi chỉ lên mấy cái kệ trên vách.
Mấy cái túi đựng lá khô để làm ǵ, không sợ
cháy nhà hả. Tôi trả lời, lá đốt lên để
nấu cơm v́ trại không có củi. C̣n cháy nhà th́ đă
có Nhà nước lo. Về thực phẩm anh có bị thiếu
thốn ǵ không? Tôi trả lời: đầy đủ
hết, Nhà nước cung cấp không thiếu một
thứ ǵ ngoại trừ chỉ thiếu có cái... ấy
thôi. Chữ.đó tôi đọc khẽ lắm nhưng
mấy đứa bạn mắc.gió cũng nghe
được bèn cười khúc khích. Riêng ông thông ngôn th́
mặt cứ ngẩn ṭ te.ra, không biết họ
cười cái ǵ và cũng không biết dịch từ
đó ra sao, chắc phải về tra tự điển Bách
khoa? Buổi phỏng vấn này được quay phim
đàng hoàng và mấy bạn ở bên Mỹ cũng
được thưởng thức khúc phim lịch sử
này và khen tôi trả lời dí dỏm lắm. Sau buổi
phỏng vấn ngắn ngủi th́ vài tháng sau, tôi và một
số anh em khác đă được trả tự do, về
xum họp với gia đ́nh.
Đến đây tôi mạn
phép được dứt điểm bài "Những
ngày... đen tối" v́ đă quá dài. Thật ra có thể
thêm vào 2 đoạn nữa là "Chuyến Thăm nuôi
cuối cùng" và "Ngày Ra Trại" nhưng viết
dài đọc nhức đầu lắm, vậy xin dẹp
tiệm ở đây cho khoẻ nhé.
Hồi kư
Nguyễn Ngọc Đường