Những Ḍng Sông
Thời Thơ Ấu
Tùy Bút Tây Đô Lâm Tài Thạnh
Thời
niên thiếu Tôi sống ở căn nhà số 8
Đường Hàm Nghi, đường nằm trong khu
tứ giác các đường chánh của Tỉnh Lỵ Sóc
Trăng như sau: Đường Hai Bà Trưng
(Đại Lộ chánh của Tỉnh), Đường
Quang Trung, Đường Hoàng Diệu, Đường Phan
chu Trinh. Từ nhà tôi ở chỉ cần chạy khoảng
70m đến đường Quang Trung với dăy nhà
vựa (nơi đón nhận các ghe nhỏ chở các nông
sản và trái cây từ trong các vùng Văn Cơ, Hậu
Thạnh, Long Phú, Kế Sách, Vũng Thơm v…v…) nằm
kế bên con Kinh Cầu Bon (có lẽ là do phát âm từ
tiếng Pháp) là có thể vùng vẫy bơi lội bằng
thích (sau đó th́ ăn đ̣n đau đến nhớ
đời).
Trong trí nhớ c̣n lại
hiện nay: Kinh Cầu Bon là một nhánh sông được
h́nh thành bởi con Kinh đào thời Pháp thuộc có tên là
kinh Maspero trên con kinh đó người Pháp có xây dựng
một cây cầu bằng kim loại. Dân
cư trong Tỉnh gọi là Cầu Quay v́ mỗi lần có
ghe hoặc tàu có chiều cao hơn chiếc cầu th́
cầu được kéo bằng sức người
với những sợi dây thừng lớn bằng cổ tay
buột chặt vào hai thành cầu, khi kéo, cầu sẽ xoay
ngang cho ghe, tàu lưu thông dễ dàng, thoải mái sau đó
th́ kéo trả cầu về vị trí cũ cho xe cộ và
khách bộ hành xữ dụng
(có thể người Pháp khi xây dựng cầu có cấu
trúc cầu sẽ quay bằng hệ thống máy động
cơ tuy nhiên sau khi giao lại cho Việt Nam th́ bị
hư hỏng chăng hay người Pháp có hậu ư
xấu).
Kinh cầu Quay chạy theo hướng Tây sang Đông, rộng
khoảng 50 mét, dài 12000 mét. Thượng
nguồn ở phía Tây giáp với một nhánh sông Ngă Bảy
tại địa phận Trà Canh. Hạ lưu chia
thêm ba nhánh: Nhánh bên phải cắt kinh cầu Bon rồi
đi về Bải Xàu. Nhánh bên trái đi
về Hậu Thạnh và Đại Ngăi. Nhánh ở
giữa đi về Bưng Tra - Cái Đường
tại đây được gọi là Ngă Tư Cột
Đèn. Tính từ thượng lưu th́ bờ trái (bờ
Bắc) dân cư thưa thớt nên không quan trọng
như bờ phải (bờ Nam).
Ngoài cây cầu Quay nói trên,
con Kinh nầy c̣n được thêm ba cây cầu khác
nối hai bờ theo thứ tự: Cầu Đen Bố
Thảo, Cầu Kinh Sáng, Cầu Thiên Hộ (c̣n gọi là Cầu cao) và khi nó chảy
tới Đầu Voi th́ chia làm hai nhánh trong đó có nhánh sông
gọi là Kinh Cầu Bon (Kinh nầy chăy giữa hai con
đường lớn của Tỉnh là đường
Quang Trung và đường Nguyễn bĩnh Khiêm) có bốn
cây cầu nối liền hai bờ là Cầu Giải Phóng ,
Cầu Bon , Cầu Đỏ và Cầu Thuận Hóa (tất cả các cây Cầu nầy
đă bị hũy bỏ từ lâu).
Ở bờ Bắc, Kinh
Cầu Quay tôi c̣n nhớ có những cơ sở nhà máy xay
lúa như: Quách Sên, Ích Dân. Các trại cưa Bỉnh Lợi,
Triệu hưng Thạnh. Các Chùa La Hán, Chùa Ông Bắc. Riêng
bờ Nam nằm dọc theo
đường Lư thường Kiệt có rất nhiều
cơ sở, nhà máy, thương nghiệp lớn như: Trại
cưa Khương Thuận, Quăng hưng Long. Nhà máy Chập
Hưng, Hiệp Hưng, Duy Thạnh, Hiệp Xương, Kiến
Hưng. Hăng nước mắm Thanh Hương, Kho Dầu,
Trường Dục Anh. Rạp hát Nguyễn văn
Kiển, Bến đ̣ Đại Ngăi v… v…(Trại cưa Quảng
hưng Long trước năm 1975 là tài sản của Ba và
Mẹ của Cô Du thị Mỹ-Ngọc (phu nhân của
Thầy Nguyễn ngọc Đường) và Du thị
Mỹ Hoa .
Sau 1975 trở thành
Xưởng cưa Quốc-Doanh và năm 1985 khi đi “tù” ngoài
Bắc được “Giấy ra Trại” và “Trả quyên
công dân”. Tôi xin hồi hương về lại nguyên quán Sóc
Trăng. Thời gian đầu chưa có hộ khẩu và
công ăn việc làm, bạn học Lợi minh Hà (Giáo Sư
Lư Hóa trường Trung Học Hoàng Diệu) có giới thiệu
cho Tôi vào làm công nhân hợp đồng ở cơ sở
quốc doanh nầy).
Năm Tôi được
chín tuổi lần đầu tiên Tôi lẽn trốn ra
bờ sông Cầu Bon tập bơi lội đùa giỡn
trên sông nước với bọn “nhóc tỳ Tàu Phù” hàng xóm (con
đường Hàm Nghi đại đa số cư dân
đều là người Việt gốc Hoa chỉ có gia
gia đ́nh Tôi và gia đ́nh Thầy giáo Tường dạy
môn Thể dục là Cha của bạn đồng lớp
Mai lan Phương có em là Mai
lan Dung và Mai lan Duyên (lớp sau) là gốc Việt chánh
cống nên Tôi thường gọi trêu chọc bọn nó là
“Tàu Phù” v́ tụi nó
thường ăn món chè gọi là “chí mè phủ” (đây là
món chè nấu bằng mè đen trộn với bột ,
ăn khi c̣n nóng mới ngon v́ thế tụi nó trước
khi ăn thường phải chu miệng lại thổi
gió nghe phù, phù cho bớt nóng).
Thật ra trước đó các Cô
ruột và Mẹ Tôi đă có ra “khẫu lệnh” cho anh, em
tôi (ba đứa con trai) đứa nào ra bờ sông cầu
Bon bị bắt gặp hoặc có người trông
thấy báo lại th́ sẽ bị phạt 10 roi thẳng
tay không châm chước. Các cô Tôi c̣n kễ cho nghe nhiều
điều ghê rợn về “con ma da” loại ma chỉ
chuyên sống ở dưới nước, chực chờ
kéo, nắm chân người đi tắm sông cho chết ch́m,
hầu thế mạng cho nó đi đầu thai.
Ngoài ra c̣n kể chuyện “thằng
chỏng chết trôi” thường hay tấp vào bờ sông
để đ̣i mạng v..v.. nhằm
mục đích khiến cho anh em chúng tôi sợ không dám lân la
ra bờ sông. Tuy nhiên tuổi thơ ấu thường ham vui
với bạn bè nhóc con, nhất là khi bị những
lời nói “khích tướng” như mày ẹ quá, mày là
người Việt mà nhát gan không dám đi lội sông v… v… th́
bao nhiêu lời dặn ḍ, răn đe của Mẹ và Cô Tôi
đều biến mất.Thế là Tôi bắt đầu
phiêu lưu, đùa giởn với sông nước Cầu
Bon bằng những rụt rè, hồi họp của
buổi ban đầu khi đặt chân xuống gịng
nước lành lạnh, đục ngầu với
những dề lục b́nh và rác rến trôi qua. Thường
th́ chúng tôi chỉ quậy nước là chính và tập
lội theo cách bơi lội của loài chó chỉ cách
bờ chừng ba đến bốn mét, thời gian cũng
không quá một tiếng đồng hồ là phải lên
bờ ngồi phơi nắng cho khô một chút, sau đó
lén đi vào nhà bằng cách đi nhờ qua nhà của Thiếm
Xẫm ở bên đường Hoàng Diệu nơi có cửa
sau ăn thông qua nhà Cô tôi. Thế là “thằng nhóc” nhăy phóc lên
giường giă bộ đang ngũ,
như vậy là thoát nạn qua mặt được Cô và
Mẹ Tôi.
Thời gian dần trôi
việc trốn nhà đi tắm sông không bị phát hiện
v́ thật ra các Cô tôi bận lo thêu thùa, may vá cho khách hàng và
nhận dạy học tṛ, phần Mẹ tôi th́ cũng lo
việc đi dạy Nữ Công, Gia Chánh cho các Trường
Tư thục nên cũng không có thời gian để theo
sát anh em tôi. Trong khi “chưởng lực”
lội sông của tôi đang trên đà phát triển
đến gần 1/2 công lực th́ Người tính không
bằng Trời tính. Tôi c̣n nhớ đó là năm 1956
(Năm Bính Tuất) Tỉnh Sóc Trăng (được
đặt tên là Tỉnh Ba Xuyên) đă bị một cơn
bảo lớn tàn phá nặng nề với mưa to tầm
tả, gió lớn làm cây cối tróc gốc, đổ ngă
ngỗn ngang khắp Tỉnh. Nhà cửa bị tróc nóc,
trụ cột điện găy ngă nằm khắp
đường. Cơn bảo đă gây nhiều thiệt
hại lớn về vật chất cho Tỉnh Sóc Trăng.
Trong khi mọi người đang t́m cách khắc phục
hậu quả của những thiệt hại do cơn
bảo gây ra, đặc biệt là những nạn nhân có
nhà cửa bị tàn phá v́ bảo riêng bọn nhóc chúng tôi
lại khoái chí v́ có dịp thoăi mái hái me và xoài mà không cần
phải leo cao như lệ thường.
Lúc bấy giờ vị
Tỉnh Trưởng đương nhiệm là Ông H M
Thường đă có sáng kiến “tiết kiệm” cho công
quỹ nên bao nhiêu cây cối to nhỏ ngă đổ
được Ông cho chuyên chở, vất tất cả
xuống con sông cầu Bon. Kể từ đó con sông bị
tắt nghẽn, gịng nước không c̣n chăy thông suốt,
ḍng sông thu hẹp nhỏ lại, không c̣n
bơi lội được. Bọn nhóc chúng tôi nghĩ ra
tṛ chơi khác đó là chơi tṛ “anh hùng đánh với
ăn cướp” bằng cách nhăy chuyền từ gốc
cây nầy qua gốc cây khác như đang cưởi
ngựa và bắn súng bằng miệng “bằng, bằng,
bằng” rồi hụt chân té trầy sướt cả
người.
Cuộc vui rồi cũng
qua mau v́ chỉ một thời gian ngắn sau con sông
cầu Bon đă bị hoàn toàn lắp lại và trở thành
một con đường b́nh thường (Năm 1985 khi
về trú ngụ lại Sóc Trăng th́ nơi đây là
bến xe lôi và xe đ̣ nhỏ chở khách đi Mỹ Xuyên
(Băi Xàu), Đại Tâm (Xà ca Nả), Băi Giá, Phú Lộc). Năm này th́ chúng tôi đă bắt
đầu vào học bậc Trung Học và những “nhóc
tỳ” hàng xóm cũng bị cha, mẹ theo tập tục
của người Trung Hoa gởi đi học nghề
hoặc đi tập sự buôn bán ở những nhà
người quen. Tôi bắt đầu có các
bạn học mới và từ đấy. Tôi lại càng tiến triển “siêu việt”
hơn trong việc bơi lội. Đó
là Tôi bắt đầu thám hiễm ḍng sông cầu Quay.
Địa điểm mà bọn chúng tôi (Thạnh, Hợp,
Hà, Duyên) thường tụ hợp lại sau giờ đi
học là bờ sông ở đường Lư thường Kiệt
phía trước Trường Dục Anh, nơi đây
bờ sông tương đối thoai thoải , đáy sông
từ trong bờ ra ngoài khoảng 4 - 5 mét không sâu lắm. Nơi đây chúng tôi hay chơi tṛ bơi đua, ai
thắng th́ sẽ có giải thưởng là 1 viên ḅ viên (khoảng
1 đồng vào năm 1957). Bạn Hợp là người
thường hay thắng cuộc đua.
Đôi khi chúng tôi tập
hợp ở đây để chơi tṛ đổ hột
“xí ngầu” với Chú người Hoa chủ nhân xe bán ḅ ṿ
viên, thường chúng tôi giao cho đầu đảng là
bạn Hợp đứng ra đấu với chủ xe.
Đôi khi chúng tôi thua từ đầu đến cuối,
thua đến nổi phải thế nợ bằng
mấy cây bút máy hoặc sách vở ngày hôm sau phải lo
kiểm tiền chuộc lại để có cái mà đi
học (kiếm tiền bằng cách nào th́ đây là bí
mật của Nhất Quỹ Nh́ Ma Thứ Ba là Học Tṛ,
xin đừng hỏi khó trả lời lắm). Nhưng
cũng có đôi khi “Tổ đải” cho “đầu
đảng” chúng tôi là bạn Hợp , đổ hột xí
ngầu thắng liên tiếp chừng năm lần là chúng
tôi có một buổi ăn ḅ ṿ viên no bụng luôn. Thể
thức chơi
đổ hột là nếu bạn thắng th́
bạn có thể lấy giải thắng ngay hoặc
bạn có thề chọn chơi đổ tiếp nếu
bạn thắng tiếp th́ giá trị giải thưởng
sẽ là gấp đôi và cứ thế mà cộng lên (2 thành
4; 4 thành 8; 8 thành 16 v… v…) C̣n như bạn thua th́ sẽ
mất tất cả, tay trắng, chỉ có ngồi hít hà,
tiếc của, rồi đổ thừa lổi phải
với nhau. Sau cùng rũ nhau nhăy ùm xuống sông cho quên đời ???
Cuộc sống và bánh xe thời gian vẫn lặng lẽ trôi
với biến chuyển của thời cuộc. Chúng tôi
lần lượt từ giă áo thư
sinh, rời ghế nhà Trường và vĩnh biệt các ḍng
sông thời thơ ấu để ḥa ḿnh vào ḍng sông
cuộc đời với đầy đủ vui,
buồn, vinh, nhục. Ngàn năm Mây vẫn bay.
Ngàn đời sông vẫn chăy ra Biển.
Những ḍng sông thời thơ ấu giờ đây chỉ
c̣n là những kỹ niệm ngọt ngào và miên viễn.
Tùy Bút Tùy Bút Tây Đô Lâm Tài Thạnh
Cựu Học Sinh Hoàng Diệu 57–63