Một Thế
Kỷ Văn Học Quốc Ngữ
Thầy Nguyễn
Văn Sâm
GS Nguyễn Văn Sâm sanh
tại Sài g̣n, 1940. Từng dạy ở trường
Nguyễn Đ́nh Chiểu, Mỹ Tho, Pétrus Kư, Đại Học
Văn Khoa (Sài g̣n) và các trường Đại Học Vạn
Hạnh, Cao Đài, Hoà Hảo, Cần Thơ.
Sang Mỹ từ năm
1979, vẫn sống bằng nghề dạy học.
Viết cho Văn, Văn
Học và các tạp chí Việt ngữ của
người Việt. Trước 1975 chuyên
viết về biên khảo văn học. Đă in:
- Văn Học Nam Hà (1971,
1973)
- Văn Chương Tranh
Đấu Miền Nam (1969)
- Văn Chương Nam
Bộ và Cuộc Kháng Pháp (1972)
Qua Mỹ viết truyện
ngắn v́ những thôi thúc phải nói lên sự suy nghĩ
của ḿnh về quê hương và thân phận người
Việt, ngay trên quê hương, hay lạc loài tha
hương. Đă in ở Mỹ:
- Câu Ḥ Vân Tiên (1985)
- Ngày Tháng Bồng Bềnh
(1987)
- Khói Sóng Trên Sông (2000)
Gần đây, trở
về gia tài cổ của dân tộc bằng cách phiên âm các
tuồng hát bội, truyện thơ viết bằng
chữ Nôm chưa từng được phiên âm mà nguyên
bản hiện c̣n đang nằm trong các thư viện
lớn ở Âu Châu:
- Tam Quốc Diễn Nghĩa
- Lôi Phong Tháp
- Sơn Hậu Diễn
Truyện
- Trương Ngáo
GS Nguyễn Văn Sâm là Thành viên Ban Biên Tập Tự
Điển Chữ Nôm Trích Dẫn. Giáo sư Viện Việt
Học, California, Hoa Kỳ.
GS Nguyễn Văn Sâm nay
đă là “Rễ Hoàng Diệu” và cùng phu nhân đang cư
ngụ tại Nam California.
Trước khi người
Pháp chiếm Việt Nam ba từ thông dụng ‘quốc ngữ,
quốc âm, quốc văn’ được dùng để chỉ
chữ Nôm, là thứ chữ dùng rộng răi trong dân chúng
nước Việt. Các bài thơ của Nguyễn Thuyên v́ vậy
được gọi là thơ quốc ngữ.
Cũng dùng trong nghĩa đó các nhà văn xưa thường
đề tên tác phẩm của ḿnh với cụm từ quốc
ngữ như Quốc Ngữ Ca của Tả Ao, Quốc Âm
Thi Tập của Nguyễn Trăi...Lư Văn Phức, trong Nhị
Thập Tứ Hiếu nói rằng ḿnh muốn lưu gia phạm
nên truyền quốc âm. Ta không lạ khi thấy các quyển
Y Dược Quốc Ngữ Ca, Quốc Ngữ Gia Truyền,
Quốc Ngữ Mạch, Quốc Ngữ Mạch Ca ...
cũng như các quyển Quốc Âm Ca Dao Tập, Quốc
Âm Ca Thi, Quốc Âm Diễn Thi, Quốc Âm Diễn Tự, Quốc
Âm Dụng Dược Gia Truyền, Quốc Âm Phú...
được viết bằng chữ Nôm Khi người
Pháp chiếm xong Việt Nam th́ ư nghĩa của từ quốc
âm, quốc ngữ, quốc văn bị đổi
nghĩa. Ai cũng biết bộ sách thông dụng Quốc
Văn Giáo Khoa Thư. Ai cũng nghe câu nói danh tiếng của
Nguyễn Văn Vĩnh: Nước Nam ta sau nầy hay hay dở
là cũng ở chữ quốc ngữ. Vậy th́ chữ quốc
ngữ là thứ chữ do các cố đạo Bồ
Đào Nha dùng các yếu tố trong chữ La tinh để
ghi âm tiếng Việt, chớ không c̣n là thứ chữ thuộc
khối vuông mượn từ các yếu tố chữ Hán
như trước nữa. Nhiều sách vỡ
c̣n ghi cụm từ chữ quốc ngữ mới, nhưng
càng về sau th́ tính từ mới rớt mất lần
đi. Những chủ nhân ông mới của nước
ta muốn chánh thức loại bỏ chữ Nôm, thứ chữ
biểu ư, có nhiều khuyết điểm để thay bằng
thứ chữ mới biểu âm, đơn giản, dễ
học, là sản phẩm xa gần dính dáng đến họ... (1)
Cũng giống như
trường hợp ở các nước Nhật Bản và
Trung Quốc trong việc phiên âm văn tự của hai
nước nầy bằng mẫu tự La tinh, các cố
đạo Tây phương ban đầu đặt ra chữ
quốc ngữ Việt Nam chỉ nhằm mục đích giản
tiện cho họ trong việc học tiếng địa
phương để giao tiếp và truyền giảng mà
thôi. Họ theo nguyên tắc ghi chép, theo kư
hiệu, tiếng nói của quốc gia mà ḿnh
đương truyền đạo. Họ không có ư định
làm ra một thứ chữ mới cho dân Việt, cũng
không nhằm ư hướng thay thế hệ thống chữ
cũ vốn từ lâu ăn sâu vào đời
sống văn hóa của dân tộc nầy. Tuy nhiên thứ
chữ mới được đặt ra nhờ ưu
điểm dễ học, dễ nhớ, dễ in, dễ
viết… nên đă đi ra khỏi phạm vi họ đạo,
về sau lại được chánh quyền hổ trợ
để quảng bá, dần dần trở thành thứ chữ
chánh thức của cả nước, đánh bạt thứ
chữ quốc ngữ cũ, rồi theo thời gian đă
trở thành loại văn tự chánh thống của
nước Việt ta.
Không phải
chữ quốc ngữ không có những khuyết điểm
(2). Nhiều
người c̣n coi các dấu giọng là khuyết điểm
và muốn thay thế bằng các con chữ chưa dùng trong
mẫu tự La Linh. Chữ quốc ngữ
cũng không thể ghi hết các âm địa phương
của người Việt cho nên chúng ta có t́nh trạng giọng
Miền Trung khác với chữ viết ở các dấu và
các âm cuối. Nhưng các khuyết điểm
nầy nếu sửa chữa th́ chữ quốc ngữ sẽ
trở thành quá rắc rối, mất ưu điểm
đơn giản vốn là yếu tính cơ bản của
nó. Cuối cùng th́ trong gần ba thế kỷ sanh thành
và hơn một thế kỷ tăng trưởng, với
thật nhiều đề nghị sửa đổi
nhưng không bao giờ được áp dụng (3) chữ quốc ngữ
đă giữ vai tṛ thật sự là văn tự của
nước ta tuy rằng về h́nh thức nó không khác mấy
với lúc được sáng chế. So sánh chữ
quốc ngữ ngày nay với bản in Phép Giảng Tám Ngày
của A. DeRhodes ta sẽ thấy ngay điều đó.
Trong bao nhiêu năm
được sử dụng, thứ chữ nầy tất
nhiên ghi lại được đời sống tinh thần
của dân tộc cũng như ghi lại một nền
văn chương mới của người Việt mà
chúng ta gọi là nền văn chương quốc ngữ
của văn học Việt Nam. Và cho đến bao giờ
mà chữ quốc ngữ c̣n tồn tại th́ văn học
quốc ngữ vẫn c̣n tiến triển không như các loại
h́nh văn học Hán Nôm đă thực sự đứng hẳn
trong đời sống văn chương Việt.
Tuy không ai hoang tưởng
mà cho rằng chỉ v́ những tiện lợi của chữ
quốc ngữ cho nên văn học Việt Nam thế kỷ
20 nở rộ, chỉ riêng bước đi của thế
kỷ nầy không thôi cũng bằng mấy lần của
cả từ thời lập quốc đến hết thế
kỷ 19, nhưng ai cũng nhận rằng chính h́nh thức
đơn giản của chữ quốc ngữ góp một
phần quan trọng, phần c̣n lại là các yếu tố
khác như dân tộc bớt bị câu thúc chặt chẽ
trong tư tưởng, giao tiếp dễ dàng với các
trào lưu văn minh, sự phát triển vượt bậc
của nền in ấn phát hành, t́nh trạng dân trí
được nâng cao... Khi làn sóng văn minh Tây
Phương đến đâu th́ tất cả mọi thứ
nơi đó đều nở rộ, đó là chuyện
đương nhiên, cho nên văn học quốc ngữ
--nói cách khác là nền văn học Việt Nam khi thật sự
giao tiếp với các trào lưu tư tưởng Tây
Phương cho tới ngày nay-- có vai tṛ thu nhận những
sức tiến bộ trong tư tưởng Âu Tây để
từ đó lấy đà kiến tạo một h́nh thái
văn học mới cho người Việt ngang hàng với
các nền văn học khác trên thế giới. Sự thành
công hay thất bại của vai tṛ nầy tùy thuộc vào ư
thức trách nhiệm của những người làm
văn nghệ và các cách sử dụng văn nghệ của
từng chánh quyền của mỗi giai đoạn, đám
đông quần chúng chỉ đóng vai tṛ vô cùng thứ yếu
mặc dầu lúc nào cũng được đề cao là
quan trọng.
Vậy th́
đặc tính Văn học quốc ngữ (VHQN) trong
hơn một thế kỷ vừa qua như thế nào?
Tổng quan ta có thể thấy
các đặc điểm sau:
- 1. VHQN, ngay từ những năm đầu tiên, cố
gắng tạo nên h́nh dạng của ḿnh, cho có mặt cái
đă. Chuyển qua một dạng chữ viết
mới với những cánh rừng mịt mùng chưa khai
phá trước mặt, người viết không thể một
sớm một chiều vứt bỏ các cách thế suy
nghĩ của viết lách cũ xưa vốn mang nặng
từ lâu. Họ cũng chưa có kinh
nghiệm để đi thẳng vào những thể loại
viết mới như văn xuôi, truyện ngắn truyện
dài dầu đă thấy các thể loại nầy thành công
và đang thịnh hành trong văn học Tây phương.
Với những trở ngại đó, VHQN một
thời gian dài ban đầu chỉ là một h́nh thái khác của
Văn học chữ Nôm (VHCN). Nó chỉ khác mới ở
loại h́nh văn tự mà không khác mới về mặt
tư tưởng cũng như các thể loại sáng tác. Nói cách dễ hiểu giai đoạn đầu
VHQN là VHCN hóa dạng.
- 2. Có h́nh dạng rồi, mặc dầu c̣n thật
mơ hồ, VHQN cũng đă mạnh dạn tiếp tục
bước trên con đường định h́nh. Công việc
quan trọng nhưng không tốn nhiều suy nghĩ là dịch
các sáng tác phẩm ngoại quốc sang quốc ngữ bằng
văn xuôi, thể loại mà văn chương chữ nôm
trước đây rất ít dùng, giờ đây thức giả
ai cũng thấy hai nước Trung Hoa và Pháp dùng nhiều.
Việc dịch thuật kiểu nầy có thể
được coi như công phu tập tành làm cho trơn tru
cách viết quốc ngữ sau nầy. Giai đoạn
nầy cũng là giai đoạn đi vào quảng đại
quần chúng bằng những chuyện ngoài đời
được viết bằng các sáng tác ngắn hơi xuất
bản dưới h́nh thức các tập sách mỏng hay in
trên báo chí. Tư tưởng văn học thuần túy của
giai đoạn nầy không có bao nhiêu, người viết
truyền bá lại những tư tưởng có sẵn do thu thái được trong khi học khi đọc
hơn là sáng tác ra từ chính nội tại suy tư của
ḿnh.
- 3. Khi đă định h́nh rồi th́ VHQN như
tin tưởng hơn ở ḿnh. Với những kinh nghiệm
về câu văn trong việc dịch, với những h́nh
thức mượn của văn học nước ngoài
VHQN lớn mạnh thật sự với sự rần rộ
của các truyện ngắn, truyện dài, thi ca, các tác phẩm
khảo cứu v.v. Đây là giai đoạn thật sự
có mặt của một nền văn học với tất
cả những cá biệt và vai tṛ của từng tư
tưởng, từng thời kỳ, từng người
viết...
- 4. Sau khi cực thịnh, VHQN do tầm ảnh
hưởng sâu rộng của nó trong quần chúng nên bị
lợi dụng hay bị cuốn hút vào ṿng chánh trị phe nhóm
nhứt thời. VHQN từ đây bị phân hóa theo bước đi truân chuyên của dân tộc.
Những năm căi cọ giữa duy tâm và duy vật trước
khi đất nước chia hai, những năm thù nghịch
tô hồng, bôi bẩn, một chiều do sự lưỡng
phân thành hai nền văn học Quốc-Cộng và hai khuôn
mặt văn học trong-ngoài nước Việt... đều
có nguyên ủy từ ảnh hưởng quá mạnh của
văn học quốc ngữ trong dân chúng. Văn học thời
nầy không giống như thời xưa, cách xa với
chánh trị, gần gũi với dân
chúng và xuất phát từ cái tâm không nhiễm trần lụy
của người viết. Thời nầy, đa phần
văn học không phản ảnh được nội
tâm thật sự của tác giả mà biểu lộ phần
lớn con đường chánh trị họ bước theo, dầu ư thức hay không ư thức, trực
tiếp hay gián tiếp.
Mỗi giai đoạn, nếu
đi sâu vào chi tiết ta có thể chia làm nhiều giai
đoạn ngắn hay những sự kiện nổi bật
(khuynh hướng, nội dung, thể loại...) những
nhân vật tên tuổi gắn liền với văn học
(nhà văn, nhà thơ, nguời viết sách báo...) cũng
như những trường hợp đi ngoài con đường
tổng quát của trào lưu.
Vậy th́ dựa theo nhận
xét trên ta có thể chia VHQN thành bốn giai đoạn chính:
Giai
đoạn đầu (1862-1897):
Giai đoạn nầy bắt
đầu từ năm 1862, năm người Pháp đánh
lấy và đặt nền cai trị ở ba tỉnh miền
Đông Nam Kỳ đến năm 1897, là năm ra đời
của tờ báo Nam Kỳ Địa Phận ở Sàig̣n
(hay những năm gần đó như 1898, năm
Trương Vĩnh Kư từ trần, 1901, năm xuất bản
tờ Nông Cổ Mín Đàm.)
Thời gian nầy chữ
quốc ngữ mới thật sự bước vào vùng ánh
sáng ra mắt quảng đại quần chúng trong khi chữ
Nôm và chữ Hán đă có mặt và đương chống
trả lại để khỏi bị đào thải. (4) Là thứ chữ đi sau,
được hợp thức hóa bởi tân trào và dùng bởi
những người gọi là theo tân trào, được yểm
trợ bởi những người ‘theo Hoa Lan đạo’
mặc dầu hiện tại đang có thế giá và vai tṛ
chánh trị (5) nhưng chữ
quốc ngữ lúc khởi thủy không được số
đông đảo người theo. Thời nầy c̣n để
lại biết bao giai thoại về những gia đ́nh
giàu có khi bị làng xă chỉ định con cái phải theo học chữ quốc ngữ đă
mướn người đi học thế để con
ḿnh ở nhà theo mấy chữ chi hồ giă dă gọi là nối
gót con đường thánh hiền của ông bà. Câu thơ của
Trần Tế Xương vất bút lông đi lấy bút
ch́ là một lời mỉa mai thứ chữ của tân trào
hơn là một sự biểu đồng t́nh của
người theo mới. Thời nầy
nếu ai dùng chữ quốc ngữ để sáng tác th́ chắc
chắn rằng họ cũng là người đă
được đào luyện trong nền học vấn
cũ, thoải mái trong việc viết bằng chữ Hán
chữ Nôm hơn là thứ chữ mới cho nên khi viết
bằng quốc ngữ th́ họ suy nghĩ và đi theo những
khuôn phép của chữ Nôm, chỉ chuyển dịch điều
ḿnh viết ra loại h́nh quốc ngữ mà thôi.(6)
Đọc bài thơ Tuyệt
Mạng (7), bài Nhứt Nhựt
Thanh Nhàn hay bài thơ Thường Bả Nhứt Tâm Hành
Chánh Đạo (8) của
Trương Vĩnh Kư không ai nghĩ rằng những bài nầy
được viết bằng quốc ngữ. Ai cũng
thấy rơ ràng rằng cảm hứng, nghệ thuật, cung
cách diễn tả, cách dùng chữ đều không khác ǵ sáng
tác của các nhà văn Nôm Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu
Nghĩa, Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường (9), Nguyễn Khuyến của
thời kỳ nầy. Đọc bài thơ quốc ngữ
Lên Chơi Núi Điện Bà (10)
của Sương Nguyệt Anh, ai cũng thấy rằng
những yếu tố văn chương và tư tưởng
không khác ǵ hết với Bà Huyện Thanh Quan.
Một tác giả khuyết
danh, với bài Ngũ Canh Văn đăng trong tờ học
báo Thông Loại Khóa Tŕnh của Trương Vĩnh Kư vào
năm1889 (11):
Chạnh ḷng khoăn khoái tưởng lo xa,
Mới đó sao canh đă
đến ba.
Sương bủa ḥa trời
sao rải rác,
Tuyết giăng khắp
núi nguyệt dần dà.
Bâng khuâng sầu thúc khôn cầm
lụy,
Thốn thức buồn
tuôn biếng nói ra.
Những mảng so đo
t́m lẽ hỏi,
Hỏi ai hơn hỏi tấm
ḷng ta....
Con đường sáo ngữ
của thơ nôm vẫn c̣n để lại dấu vết
sau đậm trên bài thơ nầy: tuyết giăng khắp núi, không cầm lụy, buồn
tuôn biếng nói... Đó là chưa kể
chính h́nh thức Đường luật đă làm cho người
đọc khó phân biệt được đâu là thơ quốc
ngữ, đâu là thơ nôm.
Đọc một đoạn
thơ sau, bạn nghĩ rằng đây là sản phẩm bằng
quốc ngữ hay bằng chữ Nôm, nó có gốc tích bên Tàu
hay bên Tây?
Có người phú quí trên đời,
Huỳnh Trâm tổng trấn
ở nơi tây thành.
Ḷng nhơn đạo, nết
hiền lành,
Xa xôi mến đức, gần
quanh đẹp ḷng.
Một ngày rảo bước
thơ pḥng,
Xem hai bức tượng,
xét đồng tài nhau.
Phút đâu nghe động cửa
lầu,
Giựt ḿnh ngước mặt
day đầu ngó ra.
Thấy công tử bước
vào nhà,
Tuổi xuân tươi tắn,
mặt hoa vui mầng.
Hỏi rằng
’gặp hội long vân’
Bảng rồng tên đứng
đặng lần nầy chăng?
Con là An-Pháp thưa rằng.....
Thưa đấy
là phần đầu của truyện Phú Bần Truyện
Diễn Ca (12) của Thế
Tải Trương Minh Kư. Đây là bản
dịch ra quốc ngữ một quyển tiểu thuyết
Pháp thời đó. Dịch giả đă sử dụng
thể lục bát mà nguyên tác chúng ta có thể quyết
đoán rằng được viết bằng văn xuôi.
Lư do cũng dễ hiểu thôi, Trương Minh Kư vẫn
c̣n chịu ảnh hưởng của nền văn học
Hán Nôm với sự lấn lướt của các thể loại
văn vần, ông viết văn vần dễ dàng hơn viết
văn xuôi...
Giai đoạn nầy có
tác giả lại in tác phẩm ḿnh bằng hai thứ tiếng,
khi th́ bằng quốc ngữ, khi th́ bằng chữ Nôm (13). Ông Trương Minh Kư viết
nhiều sách, in quyển Như Tây Nhựt Tŕnh của ḿnh bằng
chữ Nôm . Bản quốc
ngữ cũng phát hành khoảng thời gian nầy (14). Có tác giả,
v́ lư do nầy khác, được dịch tác phẩm ḿnh từ
quốc ngữ ra chữ Nôm (15). Điều nầy càng cho thấy
rằng đối với người chú trọng đến
văn chương Việt Nam thời nầy chỉ có sự
thay đổi về h́nh thức văn tự, chứ
chưa có sự thay đổi dứt khoát trong bất kỳ
yếu tố ǵ của sự tạo thành một tác phẩm
văn chương.
Thời nầy, để
củng cố chữ quốc ngữ, để cho dân chúng
làm quen với thứ chữ mới các tác giả quan trọng
lo viết sách dạy chữ quốc ngữ, (Trương
Minh Kư, Petrus Kư), soạn tự điển (Petrus Kư, Huỳnh
Tịnh Của) sưu tập các câu ca dao, tục ngữ
(Huỳnh Tịnh Của, Petrus Kư), ghi chép các truyện kể
trong dân gian (Huỳnh Tịnh Của, Petrus Kư). V́ chưa muốn
đoạn tuyệt hẳn với nền văn hóa Hán học
nên các tác giả nầy cũng lo dịch thuật các tác phẩm
nho gia có giá trị lâu dài (Petrus Kư), phiên âm và chú giải các
tác phẩm được viết bằng chữ Nôm (16) (Huỳnh Tịnh Của,
Trương Minh Kư, Petrus Kư) hay cố gắng diễn tả
những vấn đề đương thời bằng
quốc ngữ (Trương Minh Kư, Huỳnh Tịnh Của,
Petrus Kư). Nh́n chung các công tŕnh nầy thật
là có giá trị, cho tới nay cả trăm năm sau, không mấy
ai có công nghiệp vượt qua những vị nầy. Bộ
tự điển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị
(1896) của Huỳnh Tịnh Của là công tŕnh khoa học,
nghiêm túc, kế thừa được những ǵ các cố
đạo đi trước đă làm c̣n ghi lại
được thực trạng của ngôn ngữ Việt
Nam cuối thế kỷ 19, đến bao giờ c̣n có
người nghiên cứu văn học thế kỷ 18, 19,
c̣n có người muốn biết trước đây ông bà
chúng ta nói chuyện bằng những ngôn từ như thế
nào, sinh hoạt ra sao th́ quyển tự điển nầy
c̣n có ích lợi thực dụng (17).
Quyển Như Tây Nhựt Tŕnh cho thấy được
tinh thần hiếu học, muốn biết thật tường
tận, thật nhiều chuyện khi tác giả đến
một vùng đất lạ; các bản phiên âm tuồng
Phong Thần Bá Ấp Khảo, Tuồng Thúy Kiều là sự
giữ ǵn thật hữu hiệu phần nào tài sản quư
giá của dân tộc (18). Các
công tŕnh văn hóa của Petrus Kư là những viên gạch vững
chăi nhứt để lót con đường xa lộ thênh
thang quốc ngữ về sau nầy, việc đi sâu vào từng
tác phẩm của ông cũng không phải là chuyện dễ
dàng v́ ông rẽ sang nhiều ngành quá chuyên môn. Riêng
quyển Nữ Tắc ông phiên âm cẩn thận và chú thích
tường tận đến nay ta khó ḷng làm hơn
được đối với một quyển nôm nào
đó tương tợ. Cũng nhờ có ông mà tác phẩm
nầy tồn tại v́ cho tới ngày nay chúng ta không c̣n thấy
ở đâu chứa bản chữ Nôm Nữ Tắc nữa!
Quyển Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca ông phiên âm
và xuất bản cách đây hằng trăm năm cho đến
bây giờ các bản in lại đều dựa một phần
lớn trên công tŕnh đó với những thêm thắt thật
nhỏ, không đáng kể, đó là chưa kể có những
sửa chữa làm cho sai ĺa nguyên tác! Quyển Phong Hóa Điều
Hành của ông, tuy là sự thu góp túi khôn của
các hiền sĩ mượn từ các sử sách và chuyện
đạo Tây phương nhưng cũng đưa ra
được những chuẩn thằng của con người
phải sống xứng đáng con người trong thời
đại giao tiếp với Tây Phương. Các bài Kiếp
Phong Trần, Bất Cượng... nói
lên quan niệm sống Trung dung, thanh bần, bất cầu
của ông. Nói một cách khác, về tư tưởng
Trương Vĩnh Kư xa gần muốn đặt ra những
cương chỉ cho con người quân tử mới
trong hoàn cảnh mới có bóng dáng người cai trị mắt xanh mũi lơ trên quê
hương chúng ta.
Về văn từ, nh́n
chung, ta có thể thấy trong bất cứ sách nào của
những người thời nầy là một thứ
văn chương không có mục đích làm văn chương,
thứ văn-chương-đời-sống-hằng-ngày
để sự thấm nhuần của người đọc
được tối đa về mặt ư tưởng.
Thời nầy một ngôi
sao loé lên trong một công việc mà chưa ai làm trước
đó là viết truyện ngắn theo lối
Tây Phương: ông Nguyễn Trọng Quản. Văn Nguyễn
Trọng Quản, gọn gàng, sáng sủa, kể truyện
không rườm rà, hợp lư tuy rằng nghệ thuật dựng
truyện của ông chỉ là nghệ thuật bước
đầu của truyện ngắn. Nh́n chung, giá trị lịch
sử của truyện ngắn Truyện Thầy Lazarro Phiền
mở đầu cho sự bứt xiềng ra khỏi những
vướng víu ràng buộc với văn chương Hán
Nôm của thể loại sáng tác bằng văn xuôi vốn
chỉ mới là những bước chân ṃ mẫm dè dặt
từ Huỳnh Tịnh Của và Petrus Kư trong các Truyện
Khôi Hài và Truyện Đời Xưa. Tiếc
rằng Nguyễn Trọng Quản viết chỉ độc
có truyện đó rồi thôi -- dầu rằng ông có quảng
cáo một cuốn nữa đă viết xong. Không có ai
theo chân ông liền sau đó nên thể loại truyện ngắn
vắng mặt một khoản thời gian tương
đối dài, phải đợi mấy chục năm sau
mới trở lại trên địa bàn văn chương
miền Bắc bằng các sáng tác của Phạm Duy Tốn,
Nguyễn Bá Học... (19)
Thời nầy cũng có
lác đác vài tác phẩm liên quan đến chánh trị, hoặc
là ủng hộ tân triều, hoặc là kể tội tân triều
cùng những người theo chân bọn
họ. Vè Khâm Sai, chống Pháp, chúng ta chỉ thấy
được dạng quốc ngữ do Trương
Vĩnh Kư in trong Thông Loại Khóa Tŕnh nhưng không cho biết
trước đây nguyên văn được viết ở
dạng nào. Khảo cứu các tác phẩm nầy
thuộc một đề tài tổng quát về văn
chương hay tư tưởng Việt Nam, phù hợp
hơn đề tài VHQN vốn dĩ giới hạn trong
h́nh thức.
Vè Khâm Sai, có đoạn sau
đáng được trích dẫn:
Sau lên Phong thữ, Nghĩa dơng tứ vi.
May chẳng hề
chi, nhờ ba chú Pháp.
Thân qua Yển
giáp, Trở lại La Thanh.
Từ ấy thất kinh, vừa
làm vừa sợ.
Tướng chi, tướng
dỡ! Vị luyện quân tinh.
Chẳng có Tây binh, e không khỏi
chết... (20)
Bài Tân Trào Nhơn Chánh Ca,
thân Tây, sau khi ca tụng Tân trào làm nhiều điều hay
như là: sửa cầu (tu-kiều), bồi lộ, đào
kinh, trồng trái (chưởng đậu), sưu thuế
có hạng thứ lề luật, lập nhà thương, lập
dây thu lôi, làm nhà dây thép.... tác giả khuyên người dân:
Nắng bề nào phải cho xuôi đỡ bề,
Làm ăn theo phận thú quê.
Thính thiên thuận mạng
chớ hề thày lay,
Phận ḿnh bụi bụi
tro bay,
Dễ đâu châu chấu chống
nay xe rồng... (21)
Tóm lại, bước
đầu trong việc vun trồng cho lớn mạnh cây
tùng bách Văn Học Quốc Ngữ là công tŕnh của những
cây bút cự phách trong vùng đất lưu dân, tân địa
Nam Kỳ. Về sau Miền Bắc ngàn năm văn hiến
mới nối tiếp với những tác giả làm việc
không biết mệt mỏi của các nhóm Đông
Dương Tạp Chí Và Nam Phong Tạp Chí.
Thời kỳ nầy, dầu
quốc ngữ mới manh nha người ta đă thấy ảnh
hưởng của nó cho nên các xu hướng chánh trị
cũng phản ảnh trên các sáng tác thời đó.
Giai
đoạn h́nh thành: 1897-1930.
Những sáng tác ngắn
hơi :
Các sự kiện nổi bật
của giai đoạn nầy là những sáng tác ngắn
hơi có tánh cách thời sự ở trong Nam và hai tờ báo
quan trọng đến con đường học thuật
Việt Nam ở ngoài Bắc.
Sau khi các tờ báo Nam Kỳ
(Địa Phận, 21 10 1897), và Nông Cổ Mín Đàm (1 8
1901) xuất hiện và sống mạnh, các người viết
lách thời đó đă thấy rằng chuyện thời sự
vốn được quần chúng ưa thích hơn chuyện
văn chương chữ nghĩa thuần túy cho nên trong
hai thập niên đầu của thế kỷ 20 chúng ta có
thật nhiều những tác phẩm ngắn hơi, viết
bằng thể lục bát b́nh dân, nói về chuyện thiên hạ
sự: Chuyện con gái kén chồng, rồi lỡ thời,
chửa hoang (Vè con gái kén chồng của Đặng Văn
Chiểu (22)). Chuyện vợ
lớn vợ bé (Vè con cua của Phạn Thành Kỉnh, Vè vợ
Tây của Trần Thiện Thành, Vè Vương sinh mê mèo bỏ
mạng của Lê Trung Thu, Vè vợ lớn vợ bé, Vè vợ
nhỏ đánh vợ lớn của Nguyễn Đăng
Hưỡng, Vè vợ lớn vợ bé đánh ghen của
Đinh Thái Sơn. Các chuyện về du côn, tù rạc, cờ
bạc, hút sách... (Thơ Sáu Nhỏ, Thơ Sáu Trọng,
Thơ Cậu Hai Miêng, Thơ Năm Tỵ, Thơ Vân Tiên ghiền,
Thơ Vân Tiên Cờ Bạc)....
Xem bảng quảng cáo sách
mới in ra tháng 9 1915 của nhà xuất bản J. Viết
ta thấy tính chất thời sự được nhà xuất
bản chú ư: Vè cô Nam nhỏ, Vè thiện ác đáo đầu,
Vè cứu vật vật trả ơn, Vè các thím đánh bài
giờ, Vè Châu Thành Sàig̣n, Vè gái du giang hồ, Vè anh hà tiện,
Vè giải oan cho vợ chệt vợ chà... (23) Thư Viện Quốc Gia Pháp c̣n chứa nhiều
các quyển loại nầy như: Vè Chết Chém Lê Hườn
Nhi Long, Vè Ông Già Mười Bảy Cưới Gái Bảy
Mươi, Vè Cô Năm T. Chôn Con, Thơ Mẹ Ghẻ Giết
Con Ghẻ, Thơ Mừng Đại Pháp Quốc Với
Đồng Minh Thắng Trận, Thơ Tuồng Lính Tập
Đi Tây, Thơ Phan Xích Long Hoàng Đế Bị Bắt, Vè
Máy Bay....
Tôi cho rằng người
viết văn thời nầy đă coi chữ quốc ngữ
như phương tiện hữu hiệu nhứt để
nói với đám đông quần chúng về chuyện hằng
ngày, chuyện trời ơi đất hỡi thấp tè tè
trên mặt đất: chuyện lưu truyền trên cửa
miệng của giới b́nh dân. Nó đă thật
sự là công cụ ghi nhận của thể loại
văn chương truyền miệng, nó nhắm về những
chuyện đầu môi chót lưỡi của con người
sống thật sự sống ở trên đời. Hết rồi thời của văn chương
chữ nôm với công chúa công nương, đi đâu
cũng có vài ba tỳ nữ. Hết rồi thời của
Hoàng tử, công tử tướng văn, tướng vơ,
hoàng hậu, vua cha... Bởi vậy văn viết
lúc nầy không có bộ áo trau chuốt, tươm tất,
đă dài ḍng c̣n lập đi lập lại như người
nói chuyện đương t́m ư, kiếm từ.
Cũng v́ đặc tính b́nh dân về mặt văn
chương đó ta thấy được rơ ràng như cụ
thể trước mắt ta đời sống xă hội
của thời đại, một đời sống không
phải được đánh bóng bằng những mài gọt,
cắt xén của từng lớp nhà văn khoa bảng, chức
quyền ở trên cao thời trước hay tầng lớp
học thức Tây phương xa rời quần chúng sau nầy.
Đọc một đoạn
thơ Sáu Nhỏ:
Bây giờ khó nỗi vẫy vùng
Quản Long đánh chửi
vốn không có chừa.
Ma tà cai
đội không vừa
Không có đút nhét sớm
trưa hành hà.
Luận suy
thôi lại thở ra
Vận thời xét lại
thiệt là chẳng yên.
Khôn cùng thảm
thảm phiền phiền
Ngồi buồn nhớ
đến Tôn Quyền Châu Do.
Ở đời cuộc thế
đắn đo
Nhiều năm đày đọa
cam go thân ḿnh.
Lâm râm khấn
với thiên đ́nh
Nửa đêm th́nh ĺnh phá
khám Long Xuyên.
Mở mấy
chú tôi bị xiềng
Khám đường thả
tội nó liền tuôn ra.
Trước
sau lính gác ma tà
Trống quân hồi một
tựu mà phủ vây.
Quản Long quở mắng
vang dầy
Làm sao đến nỗi hội
nây rộn ràng (24)
Các việc phiên âm quốc
ngữ thời bây giờ thật là rần rộ. Mỗi
tác phẩm nôm thường được hai ba, có khi bốn
phiên giả chuyển hệ sang quốc ngữ với những
thêm thắt, sửa đổi mà các vị nầy gọi
là ‘bổn cũ soạn lại’. Việc phiên âm với toàn
quyền sửa lại bổn cũ như vậy dĩ
nhiên làm mất đi tính cách chân xác của nguyên bản Nôm,
nhưng ngược lại cũng thúc đẩy
được việc đọc, đưa tới tay số
đông đảo quần chúng một tác phẩm kiện
toàn hơn, trong khi trước đó việc đọc những
tác phẩm Nôm vốn là công việc của một số ít
ỏi người có học hành và tiền bạc. Tất
cả hàng mấy chục truyện thơ b́nh dân như Lư
Công, Chiêu Quân Cống Hồ, Thạch Sanh Lư Thông, Lâm Sanh Xuân
Nương, Thoại Khanh Châu Tuấn, Nam Kinh Bắc Kinh,
Nàng Út, Ông Trượng Tiên Bửu... được phổ
biến là nhờ giai đoạn sửa lại bổn
cũ nầy, một giai đoạn không ai phủ nhận
được công tŕnh chuyển biến từ h́nh thức
Nôm sang h́nh thức Quốc Ngữ.
Một số người
sau một thời gian làm công việc dịch thuật và sửa
lại bổn cũ, cảm thấy tin tưởng ng̣i bút
của ḿnh hơn bèn bỏ công ra viết tuồng, viết
truyện thơ, sáng tác truyện ngắn. Đó
là các ông Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc, Đặng
Lễ Nghi. Những người nầy mở
đường cho các nhà văn sáng tác sau đó hằng chục
năm như Lê Hoằng Mưu, Trương Như Toản...
Giai đoạn nầy có sự
chuyển h́nh từ thi phổ sang ca khúc với sự phổ
biến rộng răi của chữ quốc ngữ. Mặt đờn ca hồi những thập niên
mười phát sinh ca cải lương đă đành, mặt
in ấn các bài ca thời nầy thúc đẩy sự hoàn
thành mau chóng hơn thể loại văn hóa đặc biệt
của thế kỷ nầy. Không thể kể hết
các bản in và người đặt, chép bài ca, chỉ xin
ghi lại một vài: Bài Ca Cải Lương, Bài Ca Lục
Vân Tiên, Bài Ca Sáu Trọng (25),
Bài Ca Thập Nhị Tứ Hiếu, Bài Ca T́nh Nhân, Bài Ca Tứ
Tài Tử, Bài Ca Lục Tài Tử, Bài Ca Bát Tài Tử, Bài Ca Thập
Tài Tử, Bài Ca Thập Nhị Tài Tử... và
xin ghi nhận rằng về nội dung các bài ca vẫn bám
vào các đề tài trong những tác phẩm giờ đây
đă được chuyển sang quốc ngữ, chứ
không tự ḿnh đứng riêng như một tác phẩm
độc lập phát xuất từ trí tưởng tượng
của người viết. Các bài ca nầy là những viên
gạch căn bản, giá trị, chúng sẽ
hợp nhau lại thành lâu đài cải lương chừng
độ chục năm sau đó.
Vai tṛ của báo chí:
So sánh với báo chí, sách vở
thua xa việc phổ cập trong quần chúng. Báo chí cũng dễ dàng trong việc viết lách v́
mỗi một số có thể chứa thật nhiều
đề tài khác nhau, phục vụ cho nhiều người
tŕnh bộ bất đồng và sở thích khác nhau.
Sách vở nói nhiều đến các tờ báo đầu
tiên là Gia Định Báo, Đại Nam Đồng Văn Nhựt
Báo v.v.. cũng v́ lẽ
đóng vai tṛ lịch sử của nó, xuất hiện sớm.
Từ rất lâu ông Trương Vĩnh Kư với nhận
định của ḿnh đă cho xuất bản một tờ
học báo để giới thiệu các vấn đề
liên quan tới văn học Việt Nam bằng quốc ngữ,
đó là nguyệt san Thông Loại Khóa Tŕnh (TLKT) Miscellanées (5
1888). Ông nói trong số ra mắt tờ học báo nầy cái
tôn chỉ và mục tiêu của ḿnh:
‘Coi sách lắm nó cũng
nhàm; nên phải có cái chi vui pha vào một
hai khi, nó mới thú. Vậy ta tính làm ra một tháng đôi ba
kỳ, một tập mỏng mỏng nói chuyện sang
đàng quốc chí, pha phách lộn lạo,
xào bần để cho học tṛ coi chơi cho vui. Mà chẳng
phải là chơi không vô ích đâu: cũng là những chuyện
con người ta ở đời nên biết cả. Có ư,
có chí th́ lâu nó sẽ thấm...’ (26)
Đó không phải là tờ
báo đúng nghĩa mà là tờ học báo cho nên ảnh hưởng
trong học giới và học sinh th́ nhiều mà tác dụng
trong quần chúng th́ không có mấy. Thông Loại
Khóa Tŕnh sống không đầy hai năm th́ đ́nh bản
v́ người chủ trương không lấy lại
được vốn bỏ ra hằng kỳ. Tiếc
thay! Nh́n chung TLKT mạnh về
phương diện sưu tập, bảo tồn mà vắng
bóng những nhận định cũng như sáng tác
đương thời. Riêng giá trị bảo tồn
tư liệu thôi, TLKT cũng đáng cho ta trân trọng bởi
v́ ta không gặp đâu khác rất nhiều bài đặc biệt
trong đó, nhứt là Lời Truyền Thị của Tôn Thọ
Tường, Vè Khâm Sai của nghĩa quân kháng Pháp.
Phải đợi
đến hai tờ Nam Kỳ Địa Phận và Nông Cổ
Mín Đàm (NCMĐ) vai tṛ của báo chí quốc ngữ mới
nổi bật. Nông Cổ Mín Đàm (Causeries sur
l’Agriculture et de Commerce) số đầu tiên ra ngày 1 tháng Tám,
1901, sống rất lâu, hơn hai mươi năm, thay
đổi nhiều chủ bút chủ nhiệm nên đường
lối cũng đổi thay... một sự khảo sát
tường tận về tờ báo nầy là việc khó
khăn, ở đây chúng tôi chỉ nói đại lược
về giai đoạn hai năm đầu tiên nó xuất hiện.
Đây là một
tuần báo, 8 trương, khổ 1/4 tờ báo lớn ngày
nay. Chủ nhơn (=nhiệm ) là người Pháp rành
tiếng Việt và sống rất lâu và làm ăn lớn ở
Việt Nam tên Canavaggio, chủ bút là nhà văn Lương Khắc
Ninh, tục gọi là Hội Đồng Ninh v́ ông có mấy
nhiệm kỳ làm Hội Đồng Quản Hạt .
Trong số ra mắt có viết
lời trần t́nh của chủ nhơn và lư do làm báo
đáng cho ta chú ư:
Hai
mươi năm chẵn ở miền Nam thổ, nay
đă tiệm thành cơ chỉ qui mô. Đường thiên
lư tục t́nh dầu khác, đạo cang thường lễ
nghĩa như nhau. Nơi nơi cũng tạo
doan hồ phu phụ. Việc hiếu sự nay đà
rang rảnh, t́nh thê nhi thêm lại rịch
ràng (27). Vậy nên công việc từ hưu, vui theo thú thê tŕ nông cổ. Thương nam thổ
dường như cố thổ, mến Nam nhơn quá bằng
Tây nhơn, muốn sao cho nông cổ phấn hành, sanh đại
lợi cùng nhau cộng hưởng. Vậy
nên sức lập nên nhựt báo, thông t́nh nhau mà lại rộng
chỗ kiến văn, lần lần liệu ta cử
đồ đại sự.
Trong Đông cảnh nước Cao Ly, Nhựt Bổn,
nước Xiêm La cùng nước Đại Thanh đâu
đâu cũng đều có công văn nhựt báo. Há Lục
Tỉnh anh hùng trí dơng, lại khoanh tay ngồi dậy mà xem,
không thi thố cùng người trục lợi...
Tờ báo bằng giọng
văn nhiều tính biền ngẫu, sai nhiều lỗi
chánh tả nên hơi xưa so với tờ Nam Kỳ Địa
Phận xuất bản cùng thời. Báo viết những bài
có tính cách cổ động cho công việc phát triển canh
nông, chấn hưng thương nghiệp, giải thích khế
ước và thương hội... Để đỡ khô
khan thỉnh thoảng báo có đăng các truyện sáng tác
hay truyện dịch từ sách Tàu, dưới dạng
văn xuôi hay văn vần, của Lương Khắc
Ninh, Nguyễn Viên Kiều, Nguyên Liên Phong, Nguyễn Khắc
Huề, Nguyễn Thiện Kế, Đặng Quí Thuần,
Lương Ḥa Quí, Trần Giải Nguơn, Nguơn Dư
Hoài, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Viết Khuông, Thổ
Châu thơ sanh, Nam Song thị, Trần Khắc Kỷ, Lê Hoằng
Mưu, Tô Ngọc Đường... Chính các
người nầy, với các bài của họ, tạo nên
sự lớn mạnh của VHQN trong những bước
đầu, ít nhứt là trong Nam Kỳ Lục Tỉnh. Từ
năm thứ hai tờ báo mở ra mục Thi Phổ
đăng thơ của các bạn đọc và văn hữu
cộng tác. Các thơ nầy phần lớn theo thể Đường luật và xướng
họa thù tạc nên giá trị văn chương không nhiều.
Các bài sưu tầm văn
chương trong NCMĐ nh́n chung giá trị
bảo tồn cũng giống như TLKT trước
đó. Bản dịch Tam Quốc Chí kư tên Canavaggio là bản
dịch Tam Quốc Chí ra quốc ngữ đầu tiên ở
nước ta, trước bản dịch của Phan Kế
Bính hơn một thập niên, đăng hơn năm
năm từ số 1 đến số 210 là các số báo mà
chúng tôi tham khảo được trước đây. Một số người ngờ rằng bản
dịch nầy là của Lương Khắc Ninh, điều
đó không có ǵ làm bằng. Xét về văn phong của
Lương khắc Ninh th́ ta thấy không phải, ông nầy
dùng nhiều biền ngẫu, chữ sử dụng cao kỳ
mà dư thừa trong khi bản dịch Tam Quốc Chí
đúng là h́nh thái văn xuôi, không có những tiểu đối,
chữ dùng lại dễ hiểu b́nh dân, tỏ ra là tài lực
của một người ít chịu ảnh hưởng của
Hán học.
Đó là chuyện đầu
thế kỷ ở trong Nam, sau đấy một thập
niên ở ngoài Bắc chúng ta có hai tờ báo nổi bật,
tạo thế đứng vững mạnh cho VHQN là Đông
Dương Tạp Chí (ĐDTC)và Nam Phong
Tạp Chí (NPTC).
Đông Dương Tạp
Chí: (1913-1919) số đầu tiên ra mắt là ngày 15-5-1913.
Do t́nh h́nh chánh trị, ĐDTC được người
Pháp cho ra đời với mục đích tuyên truyền cho
công cuộc đô hộ và dè-bỉu những chống đối.
Dần dần về sau các người chủ
trương đă khéo léo lèo lái thành một tờ báo văn
nghệ và học thuật rất phong phú. Trần Trọng
Kim viết về Sư Phạm, Nguyễn Văn Tố
trích tuyển Pháp văn, Phạm Duy Tốn viết truyện
ngắn, Phan Kế Bính và Nguyễn Đỗ Mục dịch
thuật các tác phẩm Hán văn, Nguyễn Khắc Hiếu
nghị luận về thi ca, Nguyễn Hữu Tiến , Nguyễn
Bá Trạc, Thân Trọng Huề viết những điều
thuộc về tư tưởng và học thuật Việt
Nam...
Nam Phong Tạp Chí: (1917-1934)
là tờ báo có ảnh hưởng trong giới trí thức
thời nầy, do Phạm Quỳnh chủ trương và
viết gần như tất cả các mục. Lúc nầy
quốc ngữ đă lớn mạnh lại càng lớn mạnh
hơn khi Phạm Quỳnh hô hào phổ biến quốc ngữ
bằng cách dung hợp với tư tưởng Tây
phương. Do sự làm việc cần cù và nhiệt tâm
ông đă đem rất nhiều điều mới lạ
trong sách vở Tây Âu thời đó diễn dịch ra quốc
ngữ khiến cho thứ chữ viết nầy có dịp
cọ xát với các vấn đề khó khăn để
chứng tỏ khả năng diễn đạt của ḿnh.
Cho đến ngày nay những điều viết
trong Nam Phong Tạp Chí phần lớn vẫn c̣n giá trị,
tờ báo đáng được trân trọng như nó
đă được trân trọng là di sản văn hóa của
dân tộc trong bao lâu nay.
Về hai tờ ĐDTC và
NPTC, Giáo Sư Dương Quảng Hàm kết luận rất
cô đọng và chân xác:
Ông Vĩnh có công diễn dịch
những tiểu thuyết và kịch bản của Âu Tây và
phát biểu những cái hay trong tiếng Nam ra; ông Quỳnh
th́ có công dịch thuật các học thuyết tư tưởng
của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn
đạt được các ư tưởng mới. Đối
với nền văn hóa cũ của nước ta th́ ông
Vĩnh hay khảo cứu những phong tục tín ngưỡng
của dân chúng, mà ông Quỳnh thường nghiên cứu
đến chế độ văn chương của tiền
nhân.
Văn ông
Vĩnh có tính cách giản dị của một nhà văn
b́nh dân, văn ông Quỳnh có tính cách trang nghiêm của một
học giả. Tuy văn nghiệp của
mỗi người có tính cách riêng, nhưng hai ông đều
có công với việc thành lập quốc văn vậy (28).
Thập niên 30 trong Nam có một
tờ tạp chí rất quan trọng là Phụ Nữ Tân
Văn, với tờ nầy các vấn đề cải
cách xă hội được đặt ra, cũng như vấn
đề Thơ Mới được nói đến lần
đầu tiên.
Giai
đoạn cận đại và hiện đại
(1932-2000)
Giai đoạn nầy không
thể nói bằng một hai trang giấy v́ đây là giai
đoạn sung măn nhứt của VHQN. chỉ
xin tóm lược vài điểm chánh:
Những năm tiền chiến:
1932-1945: Thi ca nổi bật với những cách mạng về
lề luật thi ca cũng như tiết điệu. Đặc điểm của thời nầy tổng
quan là lăng mạng, với những chuyện yêu
thương và đau khổ. Các thi
sĩ phần nhiều nỗi danh v́ biết nh́n thật sâu
vào tâm hồn ḿnh dể diễn tả những t́nh trạng
tế vi ai cũng cảm nhận nhưng không thể tự
ḿnh diễn tả.
Những
năm kháng chiến (1945-1954) Sàig̣n trở lại là cái nôi của
văn học với tràn ngập truyện ngắn và thi ca
cổ động cho việc lên đường chống
thực dân và đề cao công cuộc kháng chiến. Những nhà văn ở thành phần nhiều không
trực tiếp nhận chỉ thị từ phía lănh đạo
công cuộc kháng chiến thời đó. Họ
viết bằng trí tưởng tượng, bằng cái tâm
bất b́nh của con người. Cùng thời gian nầy,
ở vùng kháng chiến những nhà văn chịu ảnh
hưởng của CS viết theo chỉ
thị dù rằng họ có lợi thế được
nhiều người đọc hơn và thực tế
quan sát.
Những năm đất
nước lưỡng phân (1954-1975) Đất nước
bị chia hai kéo theo sự phân cách về
suy nghĩ của hai Miền. Miền Nam tự do trong suy
nghĩ nên người viết muốn viết ǵ th́ cứ
viết miễn là có một chút kỹ thuật và văn
chương. Kết quả là có nhiều tác
phẩm nhảm nhí xuất hiện. Những tác phẩm
có giá trị văn chương lại mang ảnh hưởng
tiêu cực trong việc đối đầu với Miền
Bắc khi phân tích tai hại của chiến tranh, sự phi
lư của cuộc đời, cổ vơ cho cuộc sống
buông trôi. Hà Nội dùng tất cả mọi nổ lực của
nhà văn để sáng tác nên những quyển sách tưởng
tượng ra sự chiến đấu thần thánh của
nhân dân trong việc chống Ngụy, chống Mỹ, và bôi
lọ đến tuyệt cùng chánh quyền và nhân dân Miền
Nam.
Những
năm trong và ngoài nước (1975-?) Đây
là sự kéo dài của giai đoạn lưỡng phân với
những thay đổi nho nhỏ ở cả hai phía.
Bên ngoài t́nh yêu quê hương được
tô đậm, bên trong những đề tài xây dựng
được trát hồng. Sự thay đổi nầy
tuy vậy vẫn không xóa được tính chất thù hằn
trong văn chương ở hai vùng trong và ngoài nước...
oOo
Cũng nên nhắc lại rằng
trong hai giai đoạn đầu của VHQN th́ các hệ
thống khác của văn học Việt Nam như truyền
khẩu, Hán, Nôm vẫn hiện diện, mặc dầu mờ
nhạt khói sương hơn thời kỳ chưa có chữ
quốc ngữ. Ở những giai đoạn sau, các loại
h́nh văn học Hán, Nôm chết khô dần như những
ḍng suối cạn nguồn mùa nắng, chẳng c̣n âm
hưởng ǵ ngoài sự mua vui nho nhỏ của vài ba
người trong các văn đàn khép kín, hoài vọng về
một dĩ văng không thể nào có lại được.
Văn chương truyền khẩu cũng vậy ở
các giai đoạn sau của VHQN không c̣n được coi
trọng nữa v́ h́nh thức văn tự đă được
coi là ổn định, chuyện in ấn đă dễ
dàng, chỉ c̣n lại như những h́nh thức biếm
nhẽ, chống đối, khinh mạn… người ta kể
nhau nghe để làm tṛ cười trong vài ba người bạn,
không ảnh hưởng đến ai... Hát ḥ cũng mất
dần theo h́nh thái sinh hoạt mới của thời đại
và những ảnh hưởng bất lợi của cuộc
chiến vô lư triền miên, chỉ c̣n lại trong kư ức
và tâm tưởng của những người lớn tuổi
may mắn nghe được vài câu trong thời kỳ tàn tạ
của loại h́nh văn học đặc biệt nầy.
VHQN đă
trưởng thành quá mau, trong ṿng một thế kỷ mà từ
không thành có. Từ có thành một bản
sắc riêng của cả dân tộc. Tiếc rằng ở
nửa thế kỷ sau, về mặt viết lách, quá nhiều
chất xám của dân tộc tiêu phí vô ích cho những mục
tiêu chánh trị vốn không có bao nhiêu giá trị đối
với đường dài của lịch sử, đó là
chưa kể những bài viết đáng lẽ có đă
không có được v́ người viết không thể cầm
bút hay bị bức tử. Đáng lẽ sinh ra và lớn
lên trong lúc chiến tranh bao trùm đất nước nhà
văn phải cho ra đời được những tác
phẩm dính dáng đến chiến tranh mà đi vào ḷng
người như của Đỗ Phủ, Cao Bá Quát,
Victor Hugo, Gogol, A. Tolstoy... đằng nầy ta chỉ có quá
nhiều những tiếng căi cọ chửi bới chắc
chắn không vui ḷng ǵ đó những thế hệ con cháu
mai sau...
Thầy
Nguyễn Văn Sâm
(1) Một nghị định
năm 1896 công nhận chữ quốc ngữ mới và dùng
trong một số trường hợp trong thơ từ
công chứng, năm 1903 bắt buộc có bài thi Pháp văn
trong tất cả các kỳ thi của Triều đ́nh Huế.
(2) Xem Hồ Ngọc Cẩn - Văn chương An Nam, HồngKong, Imp. de la
Missions-Étrangè res, 1933, trang 167-172.
(3) Chẳng hạn một trăm năm trước ông
Trương Minh Kư có một đề nghị nhỏ, có vẽ
hợp lư và tiết kiệm được th́ giờ trong
việc viết in là không đánh dấu sắc trên các chữ
đă đọc đúng âm mà không cần dấu, nghĩa là
chữ của các vần at, ăt, ât, et, êt, ot, ôt, ơt, uc,
ưc, ut, ưt.... chẳng hạn như hát, thác, cốt…
th́ chỉ cần viết hat, thac, côt ...là đủ.
Trương Minh Kư đă thực hành trong các bài viết của
ḿnh, nhưng cho đến nay vấn đề cũng
đâu vào đó, không nhúc nhích ǵ.
(4) Giai đoạn nầy các tuồng hát bội Nôm xuất
hiện thật nhiều, nhiều đến nỗi ta có
thể gọi văn Nôm giai đoạn nầy là giai đoạn
của tuồng.
(5) Lời nói với bổn đạo, trong Thông Loại
Khóa Tŕnh.
(6) Đọc tác phẩm của Phan Chu Trinh ta thấy nhiều
bài thơ của ông ở cả hai dạng quốc ngữ
và nôm. Tuy nhiên phần quốc ngữ th́ ít
hơn phần nôm nhiều.
(7) Phạm Thế Ngũ, VNVHS, GUTB, quyển 3, trang 78.
(8) Nhứt nhựt... Ước ao ngày một khỏi
ưu phiền, Trọn bữa thanh nhàn giă thể tiên. Trần lụy vẫn rằng miền thế tục.
Phong quang đưọc gọi cảnh thiên
nhiên; Non cao chí cả ai là thú. Cơi tỉnh ḷng trung bậc
tợ hiền; Cái khúc nghê thường nghe khéo rộn, Lời
ông Phương Sóc đáng nên khen.
Thường Bả... Thường ǵn mối đạo dốc
tay dương, Bả-chả đâu hề
trễ tánh gương. Nhứt chí từng thơm
danh bắc quyết, Tâm t́nh trải rạng tiếng
Đông Dương. Chuyên ṿng nghĩa lư noi long mực, Hành sự
văn từ dăi dấu hương. Chánh ư bày
hay, mong đổi tục, Đạo hằng giữ trọn
ít ai thương.
(9) Về trường hợp Tôn Thọ Tường, ta có
nhiều lư do để tin rằng ông viết bằng quốc
ngữ. Tài liệu c̣n lại ca tụng rằng
ông học chữ quốc ngữ rất mau sau khi đă nổi
danh hay chữ trong hệ thống Hán, Nôm. Bài truyền
thị của ông khi làm Đốc Phủ Sứ ở quận
Vũng Liêm, c̣n in lại trong tập san Thông Loại Khóa
Tŕnh, tháng 6 1889, trang 12-13 chắc chắn nguyên bản phải
là quốc ngữ v́ những lư do chínhtrị. Trích:
Ra lời truyền tỏ với nhân dân,Làm
người phải biết giả chơn.Chớ khá nghe lời
huyển hoặc. Xưa sáu tỉnh súng đồng giáo sắt.
Binh lương tiền túc chứa chan. Ô le tàu hải rỡ
ràng. Thành tỉnh pháo đài nghiêm nhặt...
(10) Bút tích bài thơ nầy do bà Sương Nguyệt Anh viết
tặng thi sĩ Tô Ngọc Đường khi bà lên chơi
núi Bà Đen ở Tây Ninh vào đầu thế kỷ 20. Tài
liệu nầy lần đầu tiên đăng trong
Văn Hóa Nguyệt San trước 1975, sau được
trích lại trong Huỳnh Minh, Tây Ninh xưa và Nay.
(11) Nên nhớ rằng đó là năm đăng trên TLKT,
năm sáng tác chắc c̣n trước đó nhiều.
(12) Bản in lần thứ hai, Sàig̣n, Imp. Commerciale Rey, Curiol
et Cie, 1896. Dịch giả đề tên
sách nguyên tác là Rich et Pauvre, nhưng không
ghi tên tác giả. Sẵn đây cũng xin
đính chánh rằng Giáo Sư Phạm Thế Ngũ trong tác
phẩm thượng dẫn trang 76 đă ghi lộn là của
Trương Vĩnh Kư. Thư Viện Quốc Gia Pháp,
kư hiệu 8o Ya 33, có cả chữ kư của
Trương Minh Kư.
(13) Thư Viện Quốc Gia Pháp, kư hiệu B. 126, có cả
chữ kư của tác giả, kư tặng ông Abel Des Michels. In
năm Canh Dần (Canh Dần Tân San) phát hành do nhà Quảng
Thạnh Nam (Quảng Thạnh Nam phát tập) tàng bản do
nhà Thiên Bửu Lâu ở vùng Phật Trấn, Quảng
Đông.
(14) Điều nầy th́ xin thú thiệt là ghi lại theo trí nhớ trong một lần nói chuyện
với một nhà nghiên cứu lăo thành chuyên viết về
văn chương Miền Nam. Tới giờ
chúng tôi cũng chưa t́m được bản quốc ngữ.
TVQG Pháp trong Catalogue du Fonds Vietnamien không ghi ǵ về
tác phẩm nầy. Khi viết xong bài nầy th́
được mách là thư Viện trường Viễn
Đông Bác Cổ, Paris có, kư hiệu 8o 589, quyển nầy
in ở Sàig̣n năm 1889, nhưng chưa liên hệ
được để xem mặt mũi quyển sách song
tịch nầy ra làm sao!
(15) Ông A. Des Michels trong quyển Contes Plaisants
Annamites, Paris, Ernest Leroux, 1888, đă dịch và cho in hai
mươi truyện đầu trong quyển Chuyện
Đời Xưa của Trương Vĩnh Kư ra chữ
Nôm. Trong quyển sách tam ngữ Pháp-Việt-Nôm nầy
phần chữ Nôm không thôi cũng là 65 trang, là một tài liệu
quư cho người bước đầu học chữ
Nôm. Mặt khác cũng cho ta thấy phần
nào ‘bản lai diện mục’ chữ nôm cuối thế kỷ
19.
(16) Thường các bài văn ngắn khuyết danh khi
được Petrus Kư phiên âm ông đề là dịch ra chữ
quốc ngữ và chú giải. Các tài liệu nầy ở Việt
Nam khó t́m nên ít người thấy, GS Phạm Thế
Ngũ công nhận rằng ḿnh chỉ biết được
Chuyện Đời Xưa, hai bài Trương Lưu Hầu
phú và Ngư Tiều Trường Điệu, một vài
đoạn trong Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất
Hợi... cho nên rất nhiều trường hợp công
tŕnh phiên âm và chú giải của Trương Vĩnh Kư
được nhiều người coi lầm như là
công tŕnh sáng tác của ông. Ngay trong phần giới thiệu
Gia Định Phong Cảnh Vịnh Trương Vĩnh Kư
viết: ‘Có kẻ nói bài vịnh nầy là do ông Ngô Nhân Tịnh
ngụ ở xứ Trà Luộc làm ra mà chơi. Nhưng vậy
chẳng biết có thật hay không…’ vậy mà hầu hết
các sách đều xếp vào loại do ông sáng tác. Về việc
chú giải, nếu ngày nay ta phục công việc mằn ṃ tốn
nhiều công sức nhưng giúp ích thật nhiều cho
người không có cựu học và thời giờ th́ ngay
lúc đương thời Trương Vĩnh Kư cũng
không được sự hổ trợ của bao nhiêu
người. Ông than thở: ‘Bấy lâu nay ta hay in thơ phú
ra mà có chú giải kĩ càng có ư cho kẻ coi sách sẵn có
trước mắt những truyện tích trong kinh điển
mà ra cho thông hiểu khỏi t́m hỏi kiếm sách vở
cho lâu lắc mất công. Mà nghe lại coi có
nhiều người không vụ tất những lời chú
giải làm chi, nên ta in ra thêm trước đầu sách một
bài rút cương truyện lại cho biết đầu
đuôi cớ tích truyện mà thôi.’
(17) Quyển nầy nhiều người khen. Ông Nguyễn
Văn Y làm một luận văn Cao học Văn
chương VN (MA, Saigon 1966) về quyển nầy trong khi
ông Phạm Thế Ngũ coi như một công tŕnh không vần
thiết. (VNVHGUTB, q3, trang 82).
(18) Hai tuồng nầy chúng tôi chưa sưu tầm đuợc
bản Nôm mà lại gặp cũng hai tuồng nôm cùng đề
tài nhưng thoại khác. Ông bà ta xưa viết
nhiều, chỉ tội là chúng ta không bảo tồn
được bao nhiêu.
(19) Tôi xếp truyện của Nguyễn Trọng Quản
vào loại truyện ngắn mà không xếp vào loại truyện
dài v́ truyện nầy quá ngắn và chủ đề quay về
một trọng điểm và không mô tả ngoài đề
tài chung như các truyện dài thường
có.
(20) Trương Vĩnh Kư cho đăng lại trong Thông Loại
Khóa Tŕnh số 11 tháng Ba năm 1889, có ghi: Nguyên của ông Thông
Phán Tần ở Quảng Nam chép cho.
(21) TLKT, tháng 4 1889, TVK ghi lại cả năm sáng tác 1888 của
tác giả Lê Đắc Nghi tự Lê Ngọc Chất.
(22) Maison J. Viết, Sàig̣n, 1915.
(23) Ghi lại theo mẩu quảng cáo của
nhà J. Viết. Ngay cả Thư Viện Quốc
Gia Pháp ở Paris cũng không có cả những quyển nầy.
(24) Thơ Sáu Nhỏ, par Lê Minh Điều, Sàig̣n
, 1914, trang 11-12. Ya. Pièce
417.
(25) Huỳnh Văn Liêng chuyển sang quốc ngữ (?),
Sàig̣n, J. Viết 1916.
(26) Trích Bảo (như là lời nói đầu ngày nay) Thông
Loại Khóa Tŕnh, số ra mắt , không
đề tháng , năm 1888, trang 3.
(27) Chúng tôi không biết về tiểu sử của ông nầy
nhưng câu ‘t́nh thê nhi thêm lại rịch
ràng...’ khiến ngờ rằng Canavaggio có vợ Việt
Nam. Nhứt là ông ở Việt Nam quá lâu và đă dịch
được truyện Tam Quốc sang quốc ngữ.
(28) Việt Nam Văn Học Sử Yếu,
trang 419.