Lội
Tuyết Tìm Lại Mùa Xuân
Hai Lúa (HD 68-75)
Vivre d' abord, philosopher ensuite
(Dĩ thực vi tiên )
Mùa hè năm 1988, "Mít ướt"
Thảo
chân ướt
chân ráo đến miền
Đất
Hứa
Hoa Kỳ lúc đã quá tuổi tam thập
nhi lập
từ
rất
lâu. Lúc Mít nhà ta đi dự
thánh lễ ngày chủ
nhật,
mấy
bà "Mít khô" chân cẳng đã khô ráo dòm
dòm cái quần tây quăn như
lò xo của hắn
rồi
tủm
tỉm
cười
phán một
câu mỉa
mai:
- Nhìn lão Hai nhốp
này cũng có vẻ con nhà có ăn học
đây! Lớn tuổi
rồi
mà nhà cửa chẳng
có bằng
cấp
địa
vị
cũng không thì chỉ có nước
vào... Dòng Kín mà làm ông thày già chớ ở
ngoài đời làm sao mà
kiếm được vợ.
Họ
cố
tình nói lớn tiếng
cho Thảo
nghe được làm anh nuốt
giận
nhủ
thầm:
"Quân tử muốn
trả
thù ráng chờ mười
năm sau vẫn chưa
quá muộn."
Sau đúng chưa
đầy
một
tuần
từ
ngày đến Hoa Kỳ,Thảo
đã hối chú ruột
anh đi tìm đất cho anh đi cày ngay.
Hôm đi nhận công việc
maintenance worker, tiếng An
Nam gọi
là thằng
loong toong đụng việc
gì làm việc đó, Thảo
đã may mắn được
nhận
vào làm việc ngay. Bà xếp
hỏi Thảo
bên Việt
Nam đã từng làm những
công việc gì thì Thảo
đã nhanh nhảu trả
lời:
- Tôi đã làm đủ
thứ
nghề.
Từ
nghề
đòi hỏi phải
có college degree lẫn license của
Bộ
Giáo Dục
như
làm thày giáo tháo giày cho trường
trung học cho đến
nghề
không cần skill
chỉ
cần
sức
khỏe
và sự
cần
cù siêng năng như nghề
nông gia.
Bà xếp
mừng
rỡ
tiếp
tục
nói vắn
tắt:
- Như
vậy
là là you sẽ bắt
đầu
ngay công việc người
thợ
làm vườn
ngay trong ngày mai được
rồi.
Ngay ngày hôm đó bà xếp
đã dẫn Thảo
xuống
ware house chỉ cho
hắn
những
đồ
nghề
để
làm vườn
như
xe "cải tiến"
(ngôn ngữ của
Mít "đồng chí" mà trong miền
Nam VN gọi là xe cút kít) cuốc,
leng, cào... Bà còn hỏi Thảo
rằng
anh đã từng đụng
vào mấy
món ăn chơi này lần
nào chưa.
Thảo
cười
cười
trả
lời:
- Mấy
cái đồ nghề
này tui từng sử
dụng
rất
thành thạo mỗi
ngày lúc ở tù Cộng
sản
bên Việt
Nam nên bà đừng lo tui không có kinh nghiệm.
Chắc
chắn
tui sẽ
đào đất khỏe
hơn
bên Việt
Nam vì bên đó tụi Công an
CS bỏ
đói tui nhưng tui vẫn
phải
đào đất trồng
cây "free" mỗi ngày.
Còn bên đây bà trả tiền
cho tui mua đồ ăn
no đủ nên chắc
chắn
tui sẽ
cày giỏi
hơn.
Lúc vác cuốc
leng ra vườn cho bà xếp
"thử tay nghề",
Thảo
vừa
đi vừa lẩm
bẩm
hai câu thơ vui:
Chàng
tuổi
trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc... cuốc leng...
Last name của
Thảo
là Nguyễn. Nhưng
có thể
do tổ
tiên hắn
có lai... Tàu chút đỉnh sau một
ngàn năm đất nước
An Nam bị đô hộ
bởi
giặc
Tàu, hắn
đang mang theo trong người
chút đỉnh dòng máu của
Mặc...
Tử.
Do mang "Mặc cảm"
là thằng
cu li bất đắc
dĩ nên hắn
cố
tránh né không muốn giữ
liên lạc
với
cô bạn
rất
thân từ
bên trại
tị
nạn
Galang.
Cho đến
mùa thu năm đó, từ
Cali cô bạn cũ cũng tìm ra số
phone của hắn.
Cô nàng "hồ
hởi phấn khởi" khoe nàng đã sắp hoàn tất
semester đầu tiên tại community college. Nàng
vồn
vã hỏi
hắn
đang học những
courses gì. Hắn
trả lời kiểu cà rỡn
là học mãi vẫn chưa xong cái cour... gái Cali. Và cuối cùng hắn buồn rầu
thú thật là không... thất nghiệp nhưng
vì bận rộn chuyện cơm
áo nên vẫn bị.... thất học
mù chữ từ lúc đặt chân đến
xứ Cờ Hoa.
Cô bạn
của
Thảo
rất
ngạc
nhiên hỏi anh dồn
dập:
- Anh đâu phải
là người
"thất học"
vì khả
năng viết lách tiếng
Ăng Lê của anh giỏi
hơn
em rất
nhiều
mà! Lúc anh còn sống bên trại
tị nạn
Galang, anh đã từng ngồi
đọc
nguyên cả những
bài thơ rất
dài bằng
tiếng
Pháp hoặc tiếng
Anh rồi
sau đó giải thích cặn
kẽ
từng
câu cho em nghe bằng tiếng
Việt
mà! Anh cũng đã từng ngồi
viết
xuống
một
hơi
cả
trăm Idioms (thành ngữ tục
ngữ
của
Anh ngữ)
và còn chỉ tường
tận
cho em cách sử dụng
từng
câu một
mà! Hãy nói cho em biết
sự
thật
hiện
nay anh đang làm công việc gì? Có vất vả lắm không?
Thảo
lại
tiếp
tục
trả
lời
quanh co kiểu cà tửng:
-Lúc trời
khô ráo "moa" là Binh Nhì. Trời không mưa
"moa" là Hạ Sĩ. Trời nóng nực
làm Trung Sĩ. Hiện nay trời
sắp
lạnh
nên "moa" vừa được
gắn
lon Thượng
Sĩ già.
Cô bạn
tốt
lành không hiểu hắn
đang nói cái quái gì nên bắt đầu
xuống
nước
"năn nỉ" hắn:
- Honey! Please tell me the true!
What is your current job now?
Hắn
đành buồn rầu
nói hết
sự
thật
cho "ẻn" nghe:
- Anh đang là một
"nông gia xuất sắc"
trong một nhà hưu
dưỡng
rất
lớn.
Lương
căn bản 4 đô la rưỡi
một
giờ.
Trừ thuế còn gần 3 đô la một
giờ. Ngày làm tám tiếng.
Công việc
rất vất vả cực
nhọc. Trời
khô ráo làm anh Binh Nhì lái xe truck vào mấy
nông trại hốt
phân súc vật về
để
bón cây. Trời
không mưa làm Hạ Sĩ hạ thổ xuống
mấy cái hồ nhân tạo dùng máy bơm
hút sạch nước ra. Sau đó đợi
cho bùn dưới
đáy hồ thật khô sẽ gom lại
trộn với phân súc vật rồi đem đi bón cây. Sau những
ngày trời mưa
nhiều
làm cỏ
mọc
thật
nhanh, lúc đó anh sẽ
làm anh Trung Sĩ tàn tàn đẩy xe
cắt
cỏ
lên các sườn đồi
vừa
cắt
cỏ
vừa
hát nghêu ngao: "quê anh miền Trung du, vượt
biên thích... đi cày". Hôm nay đang là cuối
mùa thu trời bắt
đầu
lạnh,
cây cỏ
đang đổi sang màu đỏ
và vàng nhìn rất... romantic.
Anh không còn việc để
làm ở
bên ngoài nữa nên anh mới
được
gắn
lon Thượng
Sĩ già và được "biệt
phái" vào làm việc ở
bên trong các building lớn. Cả tuần nay mỗi
ngày anh phải "thượng" toòng teng trên
mấy cái cửa sổ thay cửa
lưới bằng cửa kiếng
để chuẩn bị đón một
mùa đông lạnh lẽo sắp đến.
Khi Thảo
vừa
dứt
lời,
cô bạn
tốt
bụng
đã nghẹn ngào nói với
Thảo:
- Hay là anh dọn
sang miền Cali nắng
ấm
này đi! Em sẽ
chuyển từ học full time thành học
part time. Rồi sẽ
đi tìm việc làm full time để
lo cho anh đi học
full time trước. Khi nào
anh học xong có việc làm em sẽ đi học full time sau.
Thảo cảm động ứa nước mắt trước tấm chân tình thật đáng quí của nàng. Tuy
nhiên anh vẫn cố
tình chọc cho nàng nổi
giận
bằng
những
câu giải
thích thật... chua chát:
- Cộng
đồng
Việt
Nam tị
nạn
bên Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng
"âm thịnh dương
suy" vì nình ông độc thân quá đông
mà nình bà quá hiếm hoi. Em có biết
là em đang "lội ngược
dòng lịch
sử"
hay không? Thôi thì cứ
coi như chuyện quen biết của chúng ta "chưa
từng bao giờ xảy
ra". Em cứ
yên tâm lo học hành cho
xong chương trình
Medical Lab Technician. Rồi sau đó lên xe hoa về nhà chồng
cho xong một đời
tị
nạn...
lạnh
lùng sương
rơi
héo hắt.
Và nếu
có thể
được
thì chúng ta đành phải chấp
nhận
cùng đồng ca câu "thôi là hết
anh đi đường anh" kể
từ
ngày hôm nay!
Không ngờ
cô bạn
vàng của
Thảo
đã không nổi giận
mà lại
chậm
rãi nói với hắn:
- Anh không phải
là đàn bà nên anh đâu có hiểu nổi
đàn bà. Đành rằng phụ
nữ Việt Nam ở
xứ này đang rất "có giá".
Nhưng
làm thân con gái em chỉ có "một
thời
để
yêu và một thời
để...
ế"
thôi! (cô nàng nhái theo ngôn ngữ tựa
đề
cuốn
tiểu
thuyết
lừng
danh "Một Thời
Để
Yêu Và Một Thời
Để
Chết"
(Eine Zeith Zeleben Und Eine Zeith Sterben) của
nhà văn người Đức
Eric Marie Remarque mà Thảo đã từng
ngồi
kể
tóm tắt
nội
dung cho nàng nghe lúc còn ở bên trại
tị
nạn
Galang). Hơn
nữa anh và em đâu có
còn trẻ trung gì. Bước
chân bỏ quê hương ra đi sống cảnh năm người
mười xứ muốn tìm một
người bạn
đời có background tốt lành không phải là chuyện dễ dàng.
Theo thống
kê của
US Statistic thì đàn bà con gái ở xứ
này:
* Dưới
18 tuổi
là hàng mẫu đừng
rớ
vào kẻo
sẽ
bị
"ủ
tờ".
*Từ 18 đến
25 là hàng mới về
0% off.
*Từ
25 đến 30 là hàng hơi
cũ 25% off.
*Từ
30 đến 35 là hàng tồn
kho 50% off. Em và anh đang ở độ
tuổi này.
*Từ
35 đến 40 là hàng tồn
kho quá lâu 75% off.
*Trên 40 tuổi
là hàng "từ thiện"
Saint Vincent De Paul nên... everything is... free!
- Anh nỡ
lòng nào nhìn thấy em "từng
bước
từng
bước
thầm"
trở
thành hàng Saint Vincent De Paul hay sao?
Hắn
không có đủ can đảm
nghe nàng khóc nên nói dối nàng hắn
đã quá chán nản đời
sống
xô bồ ở
cái xứ
sở
lạnh
lẽo
này nên chờ đợi
có thẻ
green card xong là sẽ đi sang Phi Châu để...
truyền
giáo. Nàng năn
nỉ
Thảo
sang Cali cho nàng gặp để
giáp mặt
nói lời
từ
biệt
cuối
cùng trước khi vĩnh viễn
chia ly.
Hơn
hai mươi
năm sau nàng vẫn còn sống
đời
độc
thân và vẫn còn rất
xinh đẹp sau khi Thảo
biến
mất
khỏi
cuộc
đời
nàng!
Có một
điều làm cho Thảo
rất
đau lòng là qua những
người
quen kể
lại
thì hàng đêm nàng vẫn âm thầm
cầu
nguyện
cám ơn
Chúa đã cho Thảo thoát khỏi
cuộc
đời
tù tội
bên Việt
Nam và xin Chúa quan phòng cho Thảo sẽ
luôn vững
bước
trong đời... tu.(sick!) Hắn rất buồn khi biết
được chuyện đau lòng này.
Nhưng
Thảo
không có đủ can đảm
email hoặc gọi
phone cho nàng để nói lên hai câu "cám ơn"
và "tạ lỗi"
mà anh chỉ "âm thầm"
lén lút... vợ viết
một
bài thơ
rất
"mùi" để nhớ
đến
nàng. Bài thơ con cóc đó như
vầy:
Từ mùa thu
Galang:
Thu nào trên đảo Galang,
Sóng vai sánh bước bên đàng có nhau.
Mến nhau giây phút ban đầu,
Thương sao những lúc qua cầu gió bay.
Nghẹn ngào giây phút chia tay,
Bataan hẹn gặp sum vầy đoàn viên.
Đất Phi phong cảnh thần tiên,
Núi xanh suối biếc biển yên ru
đời.
Thu sang ta phải xa người
Cali hẹn gặp bùi ngùi chia ly.
Nát lòng kẻ ở người
đi,
Bataan em đợi ta Phila chờ.
Cali gặp lại như mơ,
Bõ công ngày tháng mong chờ thiết tha.
Rồi mùa thu ấy trôi qua,
Ước nguyền thu trước bay xa cao vời.
Hơn hai mươi mùa lá rơi,
Lòng ta khép kín không lời thở than.
Thu ơi duyên kiếp lỡ làng,
Tình sâu muôn kiếp còn mang trong lòng.
...............................................................
Cuộc
đời
tị
nạn
CS của
Thảo
tưởng
cứ
sẽ
mãi mãi lẩn quẩn
trong một chử
"T" ô trọc hết
tù tội
(CS) tiếp theo
tới
tính tình tang trong trời thu thanh thoát.
Cho đến
một
ngày mùa đông năm 1989, Thảo bị
một
bà người
bổn
xứ
làm một
chuyện
tựa
như
"tạt nguyên một
ca nước
lạnh
vào mặt"
thằng
trí thức
lưu
vong khiến hắn
tỉnh
giấc
mơ...
tu để "lội
tuyết
đi tìm lại mùa xuân" trong lứa
tuổi
hồi...
thu.
Hôm đó ngoài
trời đang đổ tuyết rất nhiều tới 7, 8 inches.
Thảo
được
bà xếp
mới
đổi
về
giao cho công việc làm trong ngày là lau chùi
và sơn
phết
lại
các bath room trong building. Một công việc
mà sau này, khi đã có job chuyên môn, lúc kể
lại
chặng
đường
đời
gian truân cho các con nghe, Thảo hay nói đùa với
các con là: "trước khi được
làm Specialist 3 chỉ huy tụi
mũi lõ, bố đã từng
phải
làm công việc 'chùi đít cho dân
mũi lõ' bị tụi
nó chà đạp đau
đớn
lắm
nên các con phải cố
gắng
mà học."
Trước
khi bắt
đầu
công việc bà boss dặn
Thảo
không được treo áo coat lộn
xộn
mà chỉ
được
phép treo ở chỗ
treo áo trong bath room thôi.
Đến
trưa
trước
lúc lên phòng lunch để ăn, Thảo
đã mặc áo lạnh
vào để ra xe
cào tuyết cho sạch
vì tuyết
đã ngừng rơi.
Sau khi ăn trưa
xong, lúc trở lại
làm công việc của
một
anh thợ
sơn
bất
đắc
dĩ, Thảo đã bỏ
quên chiếc áo lạnh
đang khoác trên chiếc ghế
chỗ
anh ngồi.
Cho đến
5 giờ
chiều
khi chuẩn bị
lái xe ra về Thảo
mới
sực
nhớ
ra cái áo lạnh vẫn
còn bỏ
quên trong phòng lunch room.
Thảo
lững
thững
trở
lại
phòng ăn để tìm áo thì thấy
cái áo lạnh của
anh đã bị ai đó quăng nằm
lăn lóc trên đường
đi cho ông đi qua bà đi lại dẵm
lên cho... vui. Anh rất tức
giận
vội
hỏi
một
bà bếp
ai là người
đã nỡ quăng cái áo coat của
anh ra đường đi. Chị trả
lời
đó chính là bà xếp đã phân công việc
làm cho Thảo lúc sáng. Sau
khi nghe chị trả lời, Thảo
đã nhăn mặt
đi tới phòng cất đồ nghề làm việc
mỗi ngày của anh ngay lập tức. Anh đã nhanh chóng gom
góp tất
cả
đồ
nghề
dùng để đào đất,
chùi kiếng và sơn
nhà vào chiếc xe
"cải tiến"
cút kít. Với khuôn mặt
giận
dữ,
anh đã đẩy thẳng
chiếc
xe xuống phòng bà xếp
và gõ cửa phòng của
bà.
Thảo
đã nói rất nhanh cùng bà xếp:
- Hôm nay là ngày làm việc
cuối
cùng của tui. Qua New Year tui sẽ
bắt đầu đi học full time nên không thể tiếp tục
làm việc cho bà được nữa.
Bà xếp
đã yêu cầu anh cùng bà xuống
ware house để xếp
ngay ngắn tất
cả
đồ
nghề
vào cho đúng nơi đúng chỗ.
Sau khi đã rửa
sạch
và chùi khô xong tất cả
các "đồ nghề",
Thảo
đã đặt tất
cả
gọn
vào một
chỗ
dưới
đất
và "kính cẩn" bái lạy
chúng ba lạy để
"tạ từ
trong đêm" trước khi đặt
chúng trở lại
vào đúng nơi đúng chỗ
trong kho.
Bà xếp
đã trợn mắt
hỏi
Thảo:
- Are you crazy boy?
Anh đã từ
tốn
chậm
rãi nói những lời
cay đắng cuối
cùng trong giây phút từ giã:
- Trước
hết
tui xin chơn thành tri ân
các bà đã giúp đỡ tui có việc
làm để sống
còn trong hơn một
năm qua. Tui phải vái lạy
các người
bạn
đồng
hành trung thành này vì chúng đã gắn bó với
tui từ
trong chốn lao
tù CS trên quê hương khốn
khổ
Việt
Nam của
tui qua tới tận
bên đây. Đây là đất nước
của
cơ
hội
và tự
do (the land of opportunites and freedom). Sau hơn một năm đi làm, tui đã có đủ tiền để
đi học nên tui phải chụp lẹ
"cơ hội" để đi học lại. Shaloom in Jesus
Christ!
Bà bỉu
môi tỏ
thái độ hoài nghi vì con cái dân
mũi lõ ở cái thành phố
Phila đen thui loạn xà ngầu
này bỏ
học
từ
lúc chưa
tốt
nghiệp
xong trung học mà thằng
"Gúc" này bày đặt nói chuyện
"Tề Thiên" đi học
Đại
học...
Thảo
đã bắt tay
từ
giã bà. Lúc nổ máy xe
xong, anh đã gục đầu
xuống
vô lăng khóc ngon lành.
Sau đó anh đã lau nước
mắt
và nhủ
thầm
trong lòng: "Trường đồ
tri mã lực, lao tù CS và sóng gió biển
Đông không vùi giập được
anh thì anh sẽ không chết
đâu Kim Cúc ơi!"
Và anh đã đạp
ga cho chiếc xe
rời
Dominican House. Trong lòng Thảo hơi
lo lắng
không biết Jeff, chủ
nhà hàng Pháp, có cho anh chuyển job part time thành
full time không. Mặc dù hơi
lo nhưng
anh vẫn
rất
tự
tin vì anh Mẽo gốc
Tây này vẫn quí Thảo
và đang rất cần
thằng
bồi
bàn An Nam Mít biết tiếng
Tây để tiếp
đám thực khách nói tiếng
Mẹ
đẻ
của
anh.
Thảo
tăng tốc độ
khi xe bắt đầu
rẽ
vào xa lộ 309 và vừa
lái xe anh vừa hát nghêu ngao "Que
sera sera!" vừa tự
mỉm
cười
ngâm nga:
Chàng
tuổi
trẻ vốn dòng hào kiệt,
Quẳng cuốc leng theo việc bút nghiên...
Tự
nhiên trong lòng anh bỗng xao xuyến
nhớ
đến
Kim Cúc thật nhiều.
Anh dự
định
khi về
đến
nhà sẽ
gọi
phone báo tin vui cho nàng anh đã tuân theo
"lịnh bà" để
đi học full time. Trong lòng anh
cũng hơi băn khoăn lo
lo vì cả hơn
một
năm rồi anh cố
tình cắt
liên lạc
với
nàng nên không biết "elle" có còn sống
ở
địa
chỉ
cũ không. Đúng như Thảo
đã tiên đoán, anh đã bị
rơi
vào hoàn cảnh giống
hệt
như
Emmanuel Kant, triết gia sống
theo lối sống
khắc
kỉ,
mà anh vẫn khâm phục
và ngưỡng
mộ
như
một
thần
tượng.
Emmanuel sống
đời độc thân khắc khổ và một
hôm chợt nảy ra tư tưởng
muốn liên lạc với người
bạn gái cũ thì cô ta
đã lập gia đình
từ... 17 năm về trước rồi.
Sau khi dọn ra khỏi
nhà người
chú ruột,
Thảo
đã dặn dò mấy
cô em họ là nếu
chị
Kim Cúc có gọi phone tìm anh thì làm ơn
nói dùm là anh đã đi sang Phi Châu truyền
giáo rồi.
Sau nhiều
lần liên lạc không được, Kim Cúc cũng
đã bỏ Cali đi
tiểu bang khác và bà chủ nhà cũ của nàng đã nói với Thảo là bà hoàn toàn không biết nàng
đang sống ở đâu.
Cuộc đời lưu vong của Thảo vẫn cứ lặng lẽ trôi.
Anh đã lập gia đình và có được
hai cô con gái mang tên của hai người
công chúa yêu nước trong lịch
sử Việt
Nam. Thỉnh thoảng
Thảo
hay chở
hai cô công chúa thăm lại nơi
anh đã từng ngồi
khóc trên tay lái xe trong
giờ
phút lịch
sử
"quyết chí lội
tuyết
đi tìm lại mùa xuân" để
các con anh noi gương cha sẽ
cố
gắng
học
hành chăm chỉ hơn.
Nhà hưu
dưỡng nay đã có
chủ mới. Cái
bảng Dominican House
không còn nữa và được thay thế bằng tên mới
là Temple University - Art
School. Những
cây phong (maple) do chính tay Thảo
trồng
sau gần
một
phần
tư
thế
kỉ
nay đã mọc lên cao to với
gốc
cây to một người
ôm không xuể và vươn
lên sừng
sững
giữa
trời
như
một
cây cổ
thụ.
Thảo
luôn nhấn mạnh
với
các con là anh tới
miền
Đất
Hứa
này với
"only two white hands" (chỉ có hai bàn tay trắng). Và bắt
đầu
làm lại
cuộc
đời
từ
con số
âm. Gọi
là con số âm vì bước
chân đến Hoa Kỳ là anh phải
cắm
đầu
đi cày ngay để gởi
tiền
về VN
trả những
món nợ
nần
chồng
chất
sau suốt "chín năm
chống....
xuồng
đi tìm tự do". Nhưng anh vẫn cố
gắng nuốt tủi nhục
đắng cay để vươn lên. Anh cũng giải
thích với các con rằng
cuộc
chiến
tranh Việt Nam đã làm cho lứa
tuổi
sinh vào thập niên 50 của
thế
kỉ
20 như
Thảo
hầu
như
hoàn toàn không còn tuổi
xuân. Trước
lúc chiến tranh kết thúc thì bị nếm mùi bom rơi
đạn nổ. Sau
khi chiến tranh kết thúc thì bị nếm mùi đói khát tù đày qua sự trả thù của
những người "chiến thắng". Rồi khi qua đến xứ người
vừa phải vất vả
đi cày để nuôi
thân và nuôi những người còn kẹt lại bên quê nhà, vừa
phải chịu đựng sự khinh bỉ
của dân bản xứ, nhưng
rất nhiều người vẫn
thành công trong quá trình "đi tìm lại mùa xuân đã mất".
Thảo
chỉ
cây phong do chính tay anh trồng
vào 26 năm về trước
và nhấn
mạnh
với
các con là mặc
dù anh đã phải chịu
đựng
quá nhiều đắng
cay tủi
nhục
đến
nỗi
phải
mất
cả
tuổi
thanh xuân (anh tránh không dùng chữ... "người
yêu") nhưng anh luôn đứng
vững
như
cây phong giữa trời
đang trơ gan cùng tuế
nguyệt,
nên các con phải luôn noi gương
cha mà cố gắng
học
hành cho đến nơi
đến
chốn...
Chiều
hôm qua trong lúc thời tiết
vẫn
còn lạnh
dưới
50 độ F thì trong lòng Thảo
bỗng
cảm
thấy
ấm
áp hơn
khi anh được con gái đầu
lòng gọi
vào sở
báo cho anh biết một
tin rất
vui. Cháu báo vắn tắt
cho Thảo
biết
Drexel University đã approve đơn
xin học
của
cháu. Thảo băn khoăn lo lắng
hỏi
con là học phí của
Drexel đắt lắm
liệu
con có trả nổi
student loan sau này không. Cháu vui mừng nói cùng Thảo
là con sẽ đi xe
lửa
lên sở
của
Bố
cho Bố
ngạc
nhiên... about good news. Lúc công chúa lớn lên tới State
Building, Thảo đã rời lầu ba khoác cái áo lạnh (không còn dính nước sơn và chưa bị xếp quăng ra đường đi vì Thảo đang là phụ tá của xếp mà) để gặp con.
Anh mừng
rớt
nước
mắt
.Học
phí của
Drexel không rẻ vì giá rất
cao đến... 44 ngàn đô la một
năm nhưng cháu được
Liên Bang và nhà trường trả
giúp 26 ngàn đô la. Số còn lại
là 18 ngàn phải trả đủ trong năm nay thôi. Năm tới
sẽ
chỉ
còn một
nửa
vì không còn phải theo
giá tiền
học
out of state nữa. Thảo
vui mừng
chỉ
lên hàng chữ khắc
trên vách của bên phải
của
State Building: KNOWLEDGE IS POWER. Và bên trái là hàng chữ RIGHT MAKES MIGHT. Rồi
anh gật
gù nói đùa với con gái:
- Thằng
cha viết
hai câu này tiếng Ăng Lê của
hắn...
dốt
hơn
Ba vì phải viết
cho rõ hơn là KNOWLEDGE IS
POWER AND IGNORANCE IS DEATH (kiến thức
là sức
mạnh
vạn
năng còn ngu dốt
đồng
nghĩa với sự
chết).
Bỏi
vậy
con phải
cố
gắng
học
kẻo
có ngày phải đi... hốt
cứt
bò như
Ba lúc Ba mới tới
Hoa Kỳ.
Hai
Lúa (HD 68-75)
NJ USA April 2, 2014