Khung Trời Kỷ niệm
Hoài Nam
Cứ tưởng thời gian và
không gian thay đổi th́ kỹ niệm của thời xa
xưa cũng mờ nhạt đi. Nhưng không, kỹ niệm vẫn
nằm yên trong tiềm thức để rồi một lúc
nào đó lại trổi dậy và đưa hồn ḿnh
trở về dĩ văng …
Thụy sinh ra
trong mộy gia đ́nh trung lưu và là con út nên
được cha mẹ và các anh các chị thương yêu
nuông chiều. Lúc
nhỏ đi học, Thụy được xếp vào hàng
khá giỏi và rất thích ca hát, nhưng cha của Thụy
cấm không cho ca hát dù là ca hát nghêu ngao trong nhà mà nói Thụy phải
lo học thôi. Nếu
cha Thụy không cấm chắc có lẻ Thụy cũng
thành ca sĩ rồi v́ Thụy có giọng ca trầm và
ấm.
Học
đến năm Đệ Nhất (lớp 12), Thụy
lại có ư định sẽ học y khoa.
Vừa thi đậu tú tài II, mẹ Thụy lâm bệnh va mất đi. Mẹ
mất rồi đâu c̣n ai chăm sóc va lo cho Thụy mọi thứ kể
cả các buổi ăn uống và giấc ngũ. Thế là bỏ ư định thi vào y
khoa, Thụy thi vào đại học Sư Phạm
để sớm ra trường đi làm và có phương
tiện lo cho ḿnh. Sauk hi tốt nghiệp
đại học Sư Phạm Sài G̣n, Thụy bị
đổi về tỉnh Sóc Trăng. Thụy nghĩ là
bị đổi v́ Sóc Trăng là tỉnh nhỏ và quá xa Sài
G̣n, nơi gia đ́nh Thụy đang sinh sống.
Đường đi từ Sài G̣n đến Sóc Trăng
cũng khá vất vả, phải qua 2 “cái phà”: Mỹ
Thuận và Cần Thơ, đôi khi bị kẹt phà
phải ngồi trong xe
đ̣ chờ 1, 2 giờ đồng hồ.
Đến tỉnh Sóc Trăng và tŕnh diện ông
Hiệu Trưởng trường trung học Hoàng
Diệu, Thụy được ông Hiệu Trưởng tiép
đón nồng hậu va vui vẻ, Thụy cảm thấy
an tâm. Thụy cũng
được các bạn đồng nghiệp giới
thiệu chở ở trọ gần trường, đi
bộ vài phút là đến trường.
Là giáo sư đệ
nhị cấp mới ra trường, tuổi đời
c̣n quá trẻ lại có dáng nhỏ như học sinh trung
học nên Thụy phải cố tạo vẻ nghiêm
một tí, cũng như cố gắng soạn bài giảng
chu đáo dể hiểu để các em học sinh nghe không
bị nhàm chán. Được trời thương ban cho
Thụy cái năng khiếu giảng dạy nên vào lớp
giảng bài các em học sinh chăm chỉ nghe và hiểu
bài nhanh. Thụy sung sướng và có cảm t́nh với các
em học sinh ngày càng nhiw62u hơn. Thụy cũng không
ngờ ở tỉnh nhỏ mà tŕnh độ các em học
sinh không kém học sinh ở Sài G̣n, và có thể nói các em
học sinh trường Hoàng Diệu ngoan, chăm học,
kính mến giáo sư hơn học sinh Sài G̣n.
V́ mới xa gia đ́nh
lần đầu tiên vào những ngày cuối năm, gió
Tết tỉnh Sóc Trăng làm Thụy nhớ nhà, Thụy
nhớ nhiều về người mẹ thân yêu. Ngày
Thụy c̣n bé và mẹ c̣n sống, vào những ngày sắp
đến tết Nguyên Đán, mẹ Thụy rát bận v́
phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bộ lư đồng trên bàn
thờ tổ tiên, mua sắm các chậu hoa va đủ
loại bánh mứt để đón “Giao Thừa” va
“Mừng Năm Mới”. Mẹ
cũng không quên các bao “Ĺ X́” cho các anh các chị và Thụy.
Dù cố gắng để
hết tâm trí soạn bài để vào lớp giảng
nhưng Thụy cũng mong mau đến ngày nghĩ
tết để về Sài G̣n xum hợp với gia đ́nh
trong những ngày đầu Xuân.
Thời
gian qua nhanh, thế là Thụy đă dạy ở
trường Hoàng Diệu được 4 năm, niên
học tới Thụy sẽ đổi về Sài G̣n.
Trong 4 năm dạy tại trường Hoàng Diệu, v́
t́nh h́nh đất nước trong thời chiến mặc
dù tỉnh lỵ Sóc Trăng vẫn yên ổn, nhưng
Thụy không dám đi thăm những làng xă xa xôi và
những cảnh đẹp ngoài thành phố. Ngoài giờ
đi dạy, thỉnh thoảng Thụy cùng các bạn
đồng nghiệp ở chung nhà trọ đi dạo
phố Sóx Trăng. Thành phố có con đường chính là
đường Hai Bà Trưng với những phố
lầu, bên dưới dung làm thương mại, bên trên
lầu gia đ́nh dùng để ở. Cũng có đôi lần
Thụy đến “Hồ Tịnh Tâm” đễ hít thở
không khí đồng ruộng. Hồ do cơ quan chính
quyền tỉnh kiến tạo chớ không phải hồ
thiên nhiên, có cạy cầu nhỏ sơn đỏ, có
những chiếc ghế dài bằng gỗ, có những hang
liễu rủ, có những khóm hoa màu vàng màu đỏ làm
tăng thêm vẽ rực rỡ cho hồ. Hồ Tịnh
Tâm không xa thành phố, nhưng ở giũa cánh
đồng, cuối tuần vào buổi tối các ban
nhạc của Tiểu Khu tỉnh và các ca sĩ địa
phương đến ca hát, tạo không khí vui nhộn va
sản khoái cho những người đi dạo quanh
hồ.
Thụy không có nhiều
kỹ niệm về cảnh đẹp địa
phương của tỉnh Sóc Trăng, nhưng bù lại
Thụy có rất nhiều kỹ niệm với ông
hiệu trưởng trường Hoàng Diệu, với các
nhân viên văn pḥng của trường, với các bạn
đồng nghiệp va các em học sinh thương
mến của Thụy
Thụy đổi về
Sài G̣n dạy nhiều trường và có rất nhiều
học sinh, nhưng chắc có lẽ v́:
“ Cái thuở ban đầu
lưu luyến ấy
Ngh́n năm hồ dể
mấy ai quên”
Nên sau hơn 40 năm
vật đổi sao dời, thời gian va không gian hoàn toàn
thay đổi thế mà giờ đây gặp lại các em
học sinh trường Hoàng Diệu, “t́nh thầy tṛ”
vẫn c̣n đậm đà và c̣n đậm đà hơn
ngày xưa nữa. Gặp lại nhau nơi xứ lạ
quê người, thầy tṛ tay bắt mặt mừng
với niềm vui khó tả, kể lại những kỹ
niệm của trường Hoàng Diệu trong những
buổi tiệc hợp mặt ân t́nh và vui tươi,
kể cho nhau nghe chuyện xưa nhiều hơn nay.
Sau
mỗi lần hợp mặt với các em cựu học
sinh Hoàng Diệu, Thụy đều ghi them những nét
đẹp của tỉnh Sóc Trăng, của t́nh
người Sóc Trăng hiếu khách và chân thành.
Khung trời kỹ niệm của tỉnh Sóc Trăng,
của trường trung học Hoàng Diệu sống măi và
đẹp trong tâm hồn Thụy dù tuổi đời hôm
nay có tăng theo thời gian…
Hoài Nam