Sóc Trăng Quê Tôi - Đôi Ḍng Tản Mạn
Lâm tài Thạnh
Thật ra cho đến lúc này
Tôi vẫn chưa biết được rơ ràng về gia phả , gịng họ Lâm Tài của chúng tôi
như thế nào v́ một lẽ dễ hiểu là các
bậc trưởng thượng của gia đ́nh Lâm Tài
chúng tôi đă lần lượt khuất núi , qua
đời khi Tôi chưa có cơ hội để t́m
hiểu cội nguồn , gốc gác . Quê Nội của Tôi
là Làng Trường Khánh Văn Cơ ở cách xa Tỉnh
Lỵ Sóc Trăng vào khoảng 12 km trên đường đi
Đại Ngải . Theo như lời
kể lại của các Cô ( Anh Em chúng tôi
gọi là Má Hai và Má Tư )Tôi , khi Ông Nội c̣n sanh tiền
v́ đam mê cờ bạc nên bao nhiêu ruộng đất ,
tài sản của Ông Cố để lại đều
lần lượt sang tay người khác và sau đó rời bỏ Làng
Văn Cơ để ra sinh sống tại Chợ Sóc Trăng
. Căn nhà Số 8 đường Hàm Nghi chung dăy nhà
với tiệm cầm đồ Văn Cẩm là căn nhà
mướn của một người bà con và từ đó
Anh Em chúng tôi được nuôi dưỡng, dạy dổ,
trưởng thành vào đời với t́nh yêu thương
cao cả, hy sinh , chịu đựng của Bà Mẹ
trẻ , góa bụa và hai người Cô chuyên nghề may vá ,
thêu thùa đủ để nuôi sống Anh Em chúng tôi
gồm ba trai và hai gái ( Sau này Em gái Tôi là Lâm ngọc Nhan
đă mua lại căn nhà số 8 từ Cô Ba tôi ) . Cha Tôi
vốn là công chức của Ty Trưởng Tiền c̣n
gọi là Lục Lộ sau đổi tên là Ty Công Chánh v́ lâm
bạo bệnh nên từ giă cỏi đời rất sớm
để lại Người vợ trẻ ( Mẹ Tôi
vừa đúng 34 tuổi ) và năm con dại ( Anh tôi
lớn nhất 11 tuổi và Tôi th́ 9 tuổi ) . Các Cô Tôi tin
dị đoan và bói toán nên thường nói hai con ngựa không thể
ở chung một chuồng lâu dài ( Ba Mẹ Tôi cùng tuổi
NGỌ ) . Sau khi Cha tôi qua đời , Mẹ tôi
được sự giúp đở , giới thiệu của
quư vị Trưởng Ty quen biết đặc biệt là
Bác Nguyễn gia Tiêu ( Ty Kiến Thiết , Cha của Chị
Hà , Anh Hảo và bạn học Hoa và em gái là Hạnh ) và Bác Ánh (
Trưởng Ty Trường Tiền Chủ Sở của
Cha Tôi ) nên Mẹ Tôi được các Trường Trung
Học Công Lập và Tư Thục Sóc Trăng , Khánh Hưng
thuê mướn , hơp đồng với mức
lương công nhật , phụ trách dạy môn Nữ Công ,
Gia Chánh cho các Nử Sinh từ Đệ Thất
đến Đệ Nhị ( Ngoại trừ
Trường Trần Văn ).Từ đó Mẹ tôi có tên
gọi là Cô Năm Bửu ( tên Cha Tôi ) và nhờ thế
Mẹ Tôi mới có lợi tức để nuôi Anh Em chúng
tôi với sự phụ giúp của các Cô Tôi . Bên cạnh
việc dạy học Mẹ Tôi c̣n có những sinh hoạt
liên quan đến các vấn đề học
đường , xă hội , đoàn thể như lễ
lộc , hội hè trong các chương tŕnh phát triển
của Tỉnh Sóc Trăng Ba Xuyên . Mẹ Tôi luôn
được các vị phu nhân Tỉnh Trưởng
, Phó Tỉnh Trưởng giao phó và cáng đáng các công việc phù hợp với
nghề nghiệp của Bà . Các vị Hiệu
Trưởng sau đây cũng đă dành t́nh căm
, trợ giúp cho Mẹ Tôi khi Bà cần thiết .
Thầy Hiệu
Trưởng Mai văn Kiêm , Bùi văn Nên , Trần cảnh
Xuân , thầy Răng , thầy Mậu v…v . Mẹ tôi rời các
Trường sau ngày 30 / 04 /1975 . Năm 1982 Bà vượt
biên cùng gia đ́nh Chú Chín Tôi và định cư ở
Mỹ kể từ năm 1984 sống tại Thành Phố
San Jose với gia đ́nh Em gái Tôi . Mẹ Tôi đă thất
lộc Năm 2003 tại ViệtNam .
Những kỹ niệm
về Quê Hương nơi chôn nhau ,
cắt rún để lại cho ta nhiều dấu ấn
thương nhớ nhất , đấy là cái thời :
Nhất Quỹ , Nh́ Ma , Thứ Ba : Học Tṛ . Trong mỗi
chúng ta có lẽ không ai không biết bài văn xuôi rất
học tṛ của nhà văn Thanh Tịnh :
“ Hằng năm cứ vào cưối Thu lá ngoài
đường rụng nhiều và trên không có những
đám mây bàng bạc , ḷng tôi lại nao nức những
kỹ niệm hoang mang của buổi tựu trường
. Tôi quên thế nào được…
Sau những năm mài đủng
quần ở các lớp Tiểu Học tại
Trường Huấn Luyện gần Chùa Bà Vệ đường đi Bố
Thảo . Chúng tôi
được may mắn không phải theo học Lớp
Tiếp Liên ( Lớp chuyển tiếp
để lên học bậc Trung Học ) v́ Chánh Phủ muốn cải
tiến chương tŕnh học 12 Năm như các
nước Âu Mỹ .
Chúng tôi được ghi
danh ( không phải thi tuyển ) nhập học vào
Trường Trung Học Công Lập đầu tiên của
Tỉnh Lỵ Khánh Hưng với tên gọi là : Trung
học Công Lập Khánh Hưng
( Năm 1961 mới đổi tên là Trung Học Hoàng
Diệu ) . Vào lúc bấy giờ Trường chỉ có 3
Lớp Đệ Thất với tên gọi : Lớp A , Lớp B và
Lớp C để phân biệt chứ không phải là Ban
A , B , C như sau này . Vị
Hiệu Trưởng đầu tiên là Thầy Mai văn
Kiêm cùng các Thầy sau đây mà chúng tôi c̣n nhớ : Thầy
Trương văn Cừ dạy môn Việt Văn , Sử
Kư , Thầy Nguyễn thái Sơn dạy môn Công Dân ,
Địa Lư , Thầy Đinh văn Triển dạy môn Anh
Văn , Vật Lư , Thầy Nguyễn trường An
dạy môn Pháp văn , Thầy Nguyễn phấn Phát dạy
môn Vạn Vật , Thầy Tiêu kiêm Phiêu dạy môn Vẽ ,
Thủ Công , Thầy Mai xuân Tường dạy môn Thể
Thao ( Thầy Tường có 3 con gái tên là : Phương ,
Dung , Duyên . Nhà ở số 2 Hàm Nghi . Cô
Phương sau này học cùng lớp với chúng tôi ở
Ban A năm Đệ Tam , Đệ
Nhị và Đệ Nhất ).Riêng Ban Giám Hiệu Tôi c̣n
nhớ Thầy Tô hạt Châu là Giám Thị , Thầy Xuân là
Thơ Kư . Ở đây Tôi chỉ kể những vị giáo
sư ở giai đoạn chuyển tiếp để lên
bậc Trung Học đánh dấu sự trưởng thành
của chúng tôi .
V́ là Trường Trung
Học Công Lập đầu tiên của Tỉnh nên mặc
dù Trường được xây dựng trên khu
đất bỏ hoang lâu đời với các ruộng rau
muống , ao nước đầy bèo , hoa sen , cỏ
dại ở phía sau Trường . Chúng tôi có sự hảnh
diện và khoái chí của một học sinh đi học
không phài đóng tiền học phí . Trong
thời gian này chúng tôi phải học 2 buổi
: Sáng và Chiều nên các
Bạn học ở xa đều phải mang theo cơm
trưa để ăn tại Trường , chúng tôi
thựng hay chơi nghịch lén lấy cơm của các
Bạn đó mang dấu đến giờ nghĩ trưa
ra điều kiện chuộc lại khi th́ một vắt
đá bào có si-rô đỏ hoặc một trái ổi ngâm cam
thảo v.v…( khoảng 50 Xu vào năm 1957 ) . Các Bạn
thường mang cơm theo Tôi c̣n nhớ tên là
: Thái ngọc Cường , Huỳnh tấn
Đắc , Mai văn Khâm v.v… Từ bậc Tiểu Học
bước qua Trung Học cho đến măi sau này trải
qua bao biến cố , thay đổi
của cuộc đời , chúng tôi những bạn học
đă cùng trải qua một thời thư sinh áo trắng
và sau đó kẻ khoác áo chinh nhân , người trở thành
thầy dạy học lại nơi chính Ngôi Trường
cũ đă để lại cho chúng tôi không biết bao
nhiêu là kỹ niệm thuơng mến , ngọt ngào miên viển . Lúc bấy giờ
lũ nhóc chúng tôi gồm có năm tên mà “đầu
đảng ” là Thái văn Hợp kế đó là Tôi , Lợi minh Hà ,
Tăng quang Duyên , Trân văn Gấm ( Hợp về sau lập gia
đ́nh với Chị Phùng thị Huệ học cùng lớp
với Tôi , bị thương mất cả 2 mắt; Hà
trở thành Giáo Sư Hoàng Diệu ; Duyên nuôi mộng là
đại thi văn sỉ nhưng mộng không thành nên
cứ măi ngồi ngâm thơ : “ Em ơi nếu mộng không
thành th́ sao ? Gấm trở thành dược sĩ
). Sau nầy có thêm Tăng hoàn Vũ ( con
tiệm thuốc Tây Hoàn Vũ ) . Chúng tôi thường hay
tụ tập ở nhà của Hợp sau khi học xong bài
vở ( ngay ngă tư
đường Phan chu Trinh và Ngô Quyền , đối
diện với tiệm bán lạp xưởng Quảng Trân
, đây là nhà của Ông Tư Cảnh mà Hợp gọi là
Cậu Tư ) . Chúng tôi chỉ ngồi “ tán dóc ” hoặc “
thỉnh thoảng ” cùng nhau gom giấy báo cũ đem bán
cho ve chai lấy tiền mua tép
về làm nhúng giấm và bắt chước người
lớn mua xá xị pha với rượu đế cùng nhau
uống ( sau này tuyệt đối Tôi không uống
rượu , bia ). Chúng tôi cũng thường lén lút đi vào
quán cà phê Kinh Đô uống cà phê nghe các bản nhạc :
Nửa đêm ngoài phố , Những bước chân âm
thầm , Quán nửa khuya ,
Biệt kinh kỳ , Sương lạnh chiều Đông ,
Chuyến đi về sáng v.v..
( thời
gian này là lúc chúng tôi đang học năm cuối của
Trung học Đệ nhất cấp ( Đệ Tứ )
tất cả chúng tôi
đều đủ điểm để lên lớp
Đệ Tam . Đây là năm học “ lè phè ” nhứt v́ chẳng
phải lo việc thi cử cho nên chúng tôi thường có
cơ hội “ tụ họp ” bàn chuyện “ người
lớn ” đặc biệt thường hay nói về ư
định sau này của mỗi người . “ Tao sẽ
t́nh nguyện đi lính ” đó là câu nói mà
Tôi thường hay nói khi ngồi tán dóc với các Bạn . Hợp
cũng không chịu kém “ tao đi Không
Quân ” Tôi thuận miệng nói luôn : vậy th́ thằng Hà mày
đi Hải Quân có ǵ tao gọi tụi mày đến
cứư tao ” ( ảnh hưởng bởi mấy phim
chiến tranh và cao bồi mà
chúng tôi hay di xem ở rạp chiếu bóng Dân Ta sau này
đổi tên là rạp Nhị Trưng ) riêng Duyên và Gấm
th́ không có ư thích gia nhập quân đội . Thời gian trôi
qua chúng tôi lần lượt đậu Tú Tài 1 ( Hà và Gấm đậu ngay kỳ thi 1) Tôi đậu kỳ 2 . Riêng
Hợp và Duyên th́ rớt phải học lại lớp
Đệ Nhị ( 1963 ). Sau đó
cũng thi đậu dược Tú Tài 1 theo học lớp
Đệ Nhứt .
Thời điểm
cuối năm 1963, tôi bỏ Trường ngày 28 tháng 12
năm 1963 t́nh nguyện gia nhập Khóa 17 Sỉ Quan Trử
Bị Thủ Đức . Riêng Hợp th́ gia nhập vào Quân
Chủng Không Quân năm 1965 . Trong số
bạn bè chơi với nhau chỉ có Tôi và Hợp là thân
nhứt với nhiều kỹ niệm sâu sắc khó quên , từ thời học sinh đến
đời lính chiến và cả sau này khi đă “đổi
đời”. Năm 1965 Thái văn Hợp gia nhập Khóa 65 F Không Quân với
chuyên ngành là phi công lái phi cơ chiến đấu Skyraider . Hợp được gởi đi
huấn luyện ở Mỹ , một
thời gian sau bị trả về do diểm thi lái không đạt yêu cầu . Khi trở về lại Việt Nam Hợp
được đưa vào Trường Bộ Binh
Thủ Đức Khóa 27. Sau đó Hợp tốt
nghiệp ra Trường về Binh Chủng Thiết giáp và
thuyên chuyển ra ở Đà Nẳng .
Chính trong thời gian nầy tôi và Hợp có dịp gặp
nhau sau bao năm cách biệt (1963-1970 ) khi
Hợp biết Tôi đang ở Mai Lộc quận Cam
Lộ, Hợp cùng tài xế chạy xe từ Đà Nẳng
ra Quảng Trị vào Đông Hà xong theo quốc lộ 9
chạy về hướng Khe Sanh khoảng nửa đường th́ có con
đường đất nhỏ dẩn vào Làng Mai Lộc
. Bạn bè cũ gặp nhau nơi chốn hành quân, tôi
nằm trên cái băng ca dành để tải thương
c̣n Hợp th́ nằm trên vơng , chúng tôi thức cả
đêm tṛ truyện với 2 bi đông cà phê đă
được các đệ tử của tôi chuẩn
bị sẳn từ chiểu , mọi kỹ niệm ,
mọi khuôn mặt cũ của bạn bè quen biết
được nhắc nhở trong tiếc nối , pha
lẩn chút bùi ngùi khi nhớ về một thuở áo
trắng học tṛ với những vụng dại , dễ
thương , dễ ghét . Phải công nhận Hợp có
một trí nhớ rất tốt .
Chuyện Thầy Cừ
trừ điểm thi của Hợp ( xảy ra khi chúng tôi
học Lớp Nhất năm 1956 ) khi Hợp ngồi ở
bàn sau lưng tôi lấy con dế bắt được cho
cắn vào cổ tôi , trong lúc bất ngờ tôi la toáng lên làm
mất sự yên tịnh trong lớp . Thầy Cừ
bắt Tôi đứng lên và hỏi lư do Tôi phải nói
sự thật nên Hợp bị Thầy trừ điểm
thi với câu ghi chú “ Tṛ Hợp lấy
con dế cắn cổ tṛ Thạnh làm mất trật
tự trong lớp nên tṛ Hợp bị trừ điểm ”
. Trong đám bạn chỉ có
Hợp là người duy nhứt c̣n nhớ đến Cô “ Trần Kim Y…” ( nhà ở đường
Thủ khoa Huân , đối diện với nhà Cô Du mỹ
Hoa và Cô Du mỹ Ngọc , Lợi minh Hà gọi bằng Cô nên
chúng tôi cũng gọi là Cô luôn
) một đối tượng mà “ thuở ấy cây si Anh
trồng trên lối đi ” tiếc thay chẳng những
không được một chút ơn mưa móc nào Tôi c̣n
bị Mẹ tôi “ la rầy
một trận tới bến luôn ” khi Mẹ tôi nhận
được thư mắng vốn từ Cha cô với lư
do “ con trai của Chị làm ǵ mà cứ theo dỏi con gái tôi
hoài ”. Khi nhắc lại chuyện nầy Tôi mới kể
cho Hợp nghe : tháng 10 Năm 1964 khi măn
Khóa và có được 10 ngày phép trước khi ra tŕnh diện đơn
vị trú đóng tại Sà́ G̣n . Tôi trở về Sóc
Trăng thăm 2 Cô cùng Mẹ và các em của Tôi
. Ngày cuối cùng trước khi rời Sóc Trăng ,
trong bộ quân phục sóng biển rằn ri mới toanh và
mũ bê rê màu xanh lá cây , khiến
tôi trở nên rất “ngầu” và “dử tợn” . Tôi mới
đứng “canh me” chờ Cô Y
.. đi học về ngang trước
cứa sân quần vợt (đường Phan bội Châu )
. Lẽ dỉ nhiên lúc này th́ t́nh h́nh đă đổi khác và
với chiến thuật đánh nhanh ,
rút mau tôi đă được nghe câu nói “mát ruột” : Y …
đâu có ghét Anh tại Ba Y…viết thư gởi cho Má Anh
v…v…. Nhân câu chuyện tôi kể Hợp mới cho Tôi biết
Cô Y… đă qua đời rất sớm v́ bạo bệnh . Sáng hôm
sau chúng tôi chia tay , Hợp trở về
lại đơn vị , để lại trong Tôi
nhửng xúc căm bùi ngùi , vương vấn cho một t́nh
bạn vuông tṛn , đậm đà . Mùa Hè 1972 Hợp không may
bị thương nặng , mất
cả 2 mắt. Thế là giă từ vũ khí ở số
tuổi chưa đến 30 . Phần Tôi th́ vẫn tiếp tục miệt mài trên
khắp nẻo đường của đất nước.
Năm 1987 sau khi
được xă chế, Tôi xin di chuyển về Sóc Trăng . Thủ tục giấy tờ
cũng lắm nhiêu khê , rắc rối
nhưng rồi cũng có được Giấy Chứng
Nhận cho trở về lại nguyên quán. Sau bao năm xa rời
Sóc Trăng, h́nh ảnh đầu tiên mà Tôi ghi nhận được
khi đi vào Thị Xă là con sông
chăy ngang qua Cầu Quây với những đám lục b́nh
tửng măng lớn , lặng lờ trôi theo ḍng nước đổ
tuông ra hướng biển vẫn như ngày nào của
tuổi c̣n thơ ấu . Trong đầu óc Tôi đă
nghĩ đến một “chuyến ra khơi” trong
tương lai . Ngôi nhà số 8 Hàm Nghi Sóc
Trăng vẩn giữ nguyên
trạng h́nh hài xưa cũ
như ngày Tôi bỏ Trường Lớp ra đi
với những hoài bảo , ước mơ đầy
ấp của tuổi chập chửng vào đời có máu
, mồ hôi và nước mắt của chính ḿnh . Trong
giọt lệ mừng tủi của Má Hai , Má Tư tôi (
Chị ruột của Cha tôi v́ không có lập gia đ́nh nên
xem anh, em chúng tôi như con , nhứt là khi Cha tôi qua
đời quá sớm và chúng tôi c̣n rất nhỏ . Cũng vào thởi điểm này
Mẹ tôi đă vượt biên thành công 1982 vả đang sinh
sống với em gái tôi ( vượt biên năm 1979 ) tại Thành Phố San Jose Bắc
California ) cùng các lời thăm hỏi của bà con lối
xóm những người đă từng biết Tôi khi c̣n
nhỏ khiến cho Tôi căm thấy ấm ḷng và biết
thế nào là t́nh tự quê hương . Bao nhiêu nghiệt ngă
cay đắng , ê chề đau xót giờ
đây đă tan biến . Tôi tự nhủ với chính ḿnh : “ Đường đi không khó v́
ngăn sông cách núi mà khó v́ ḷng người ngại núi e sông ”.
Khi đi xin đăng kư
tạm trú cũng đă có những khó khăn nhất
định của buổi ban đầu dành cho “ kẻ ở miển xa ” như Tôi. Một
lần nửa Tôi phải vấn kế bạn hiền là
tên đầu đảng thời học tṛ Thái văn Hợp . Hiện nay Hợp đang là một
ông thầy châm cứu trị bệnh cho bá tánh rất mát
tay và nổi tiếng ở chợ Sóc Trăng . Hợp
phán một câu “ chuyện nhỏ ”. Một tuần sau Tôi trở thành
chuyên viên pha chế cà phê . Sau một
thời gian nghề dạy nghề hàng cà phê của chúng tôi
ngày càng đông khách , mỗi buổi sáng
khách đến uông cà phê đông đến nổi phải
kê thêm bàn ở phía ngoài ngay lối đi của khách bộ
hành . Rồi th́ từ đó qua sự xă giao hàng ngày với
khách hàng nên mọi chuyện trở nên dễ dàng và dễ
thở hơn . Nhân đây xin trân
trọng đa tạ những t́nh căm tốt đẹp và
những giúp đỡ thiết thực của tất
cả các bạn bè đă dành cho Tôi trong giai đoạn mang
nhiều nghi kỵ và phân biệt .
Cuối cùng Tôi cũng được cho vào thường trú
của chính căn nhà của ḿnh ở số 8
Đường Hàm Nghi Sóc Trăng. Nhờ thế khi hay tin có chương tŕnh
định cư Tôi đă không ngần ngại hay lo sợ
đă xúc tiến và nạp hồ sơ ngay ở Tỉnh
Cần Thơ. Tôi nhận được giấy báo cho
biết Tôi ở vào danh sách HO10. Tôi rời ViệtNam ngày 12
tháng 12 năm 1991 và đoàn tụ cùng Mẹ và Em gái tôi vào
ngày 19 tháng 12 năm 1991 .
Trước khi chấm
dứt đôi gịng tản mạn nầy Tôi xin kính cẩn
nghiêng ḿnh tưởng nhớ các Bạn đồng môn Hoàng
Diệu sau đây mà tôi biết được đă không c̣n
nữa:
Huỳnh tấn Đắt, Nguyễn tấn Kế, Nguyễn
hải Vinh ( con Thầy Lang ), Trần tường Vân,
Trần Thái, Trần Khương, Trần ngọc Hải,
Trần kiều Hiền.
Có thể c̣n nhiều
Bạn Đồng Môn khác cũng đă bỏ ḿnh: Xin góp
lời cầu nguyện và tưởng nhớ đến
những người đă hy sinh.
Lâm tài Thạnh
(Học Sinh Hoàng Diệu 1957-1963)
Mùa Thu 2007
San Jose - California