Dinh
Tê
Thầy
Nguyễn Ngọc Đường
Từ chiến dịch Hoàng hoa Thám trở về,
tôi lại tiếp tục công tác tại Ty Y Tế Thái Nguyên
và vẫn đóng đô tại pḥng Bệnh như xưa.
Khi khóa Cứu thương bế mạc, có một số
em muốn ở lại phục vụ cho Ty và
được Bs Trưởng ty chấp thuận dễ
dàng v́ Ty cũng đang thiếu cán bộ.
Mỗi buổi sáng tôi theo Y Tá Trưởng lên pḥng Khám Bệnh
để học hỏi và rút kinh nghiệm. Chúng tôi theo dơi cách thức làm việc cũng như
lối đặt câu hỏi với bệnh nhân của Bs
trong khi khám bệnh cho dân chúng. Trường hợp phát
hiện một bệnh lạ hay một triệu chứng
đặc biệt nào đó, ông gọi chúng tôi đến
để giải thích thật cặn kẽ và cho chúng tôi
thực tập ngay. Tôi được sử dụng
ống nghe (stethoscope) để khám phổi rồi lại
được khám bụng trực tiếp bằng tay để t́m chỗ đau cho chính xác và
c̣n nhiều thứ... hầm bà làng khác nữa. Hồi đó các dụng cụ chưa
được tinh xảo nên bệnh nhân phải cởi
trần ra mới khám phổi được hoặc
phải luồn đồ nghề vào trong áo để nghe,
thật là... khó khăn lắm. Riêng tôi th́ hơi
vất vả, ngày xưa, tai chỉ quen nghe tiếng
đàn, tiếng hát êm ái của các kiều nữ nên bây
giờ không phân biệt được tiếng lào sào trong
Phổi của bệnh nhân với tiếng lạo sạo
của cái áo mặc bên ngoài thành ra đoán bệnh trật
lất. Bệnh sưng cuống phổi lại phán là
bệnh Lao, bệnh màng Phổi có nước lại
bảo là phù thũng... ôi thôi đủ thứ nhầm
lẫn. Trong các bệnh về phổi chỉ
có một bệnh là tôi khám chính xác nhất và không bao giờ
nhầm lẫn là bệnh Hen Xuyễn. Bs bảo
bệnh này dễ phát hiện lắm, áp tai
sát vào ngực bệnh nhân là được thưởng
thức ngay một dàn nhạc giao hưởng đang tŕnh
diễn trong đó. Thật ra cái bệnh
quỉ quái này ai cũng có thể đoán được, v́
nó lồ lộ ra, từ xa đă thấy bệnh nhân kéo
bễ như chim hót và thở hổn hển rồi đâu
cần phải có chuyên môn làm ǵ cho rắc rối.
Buổi chiều tháp tùng Bs
đi thăm các bệnh nhân ở pḥng Bệnh: đo nhiệt độ,
khám tổng quát, thăm hỏi, an ủi
và xem quí vị nào sắp đi... tầu suốt th́ dặn
lao công chuẩn bị để khiêng ra Nhà Xác ở ngay bên
cạnh pḥng Bệnh rất tiện lợi.
Hôm đó có một bệnh
nhân mới chết về ung thư Gan
vừa được mang ra nhà Xác, và là xác vô thừa
nhận. Dịp may hiếm có, tôi đă học qua bệnh
ung thư Gan và nay muốn
được biết tận mắt xem nó ra làm sao, vả
lại xác vô thừa nhận th́ không sợ kiện cáo ǵ
cả. Chờ đến đêm mới ra tay
nhưng lại sợ Ma nên rủ hai nữ Cứu
thương đi theo làm phụ tá cho vui vẻ và thêm... can
đảm. Tôi bèn mở nhà Kho, lấy ra cái
kéo cắt xương vừa dài vừa nặng rồi cùng
2 em gái lẻn ra nhà Xác hành động. Tôi nhờ hai em
tiếp tay lôi xác người đàn ông ra ngoài và dùng kéo
định cắt xương chỗ chứa cái Gan
để coi nhưng chao ôi, vừa đâm kéo vào và chưa
kịp cắt th́ một luồng nước đen x́
đă vọt ra hôi thúi kinh khủng làm cả lũ hốt
hoảng dắt nhau chạy bỏ quên cả kéo lại. Thật là hú vía nào có thấy Gan Ruột ǵ đâu,
toàn là thứ nước đen đen trông dễ sợ.
Nhà giải phẫu tài tử
Chợ
Phúc Tŕu chỉ cách Ty Y Tế khoảng 400m theo
đường chim bay. Hôm đó là ngày cuối tuần, Bs
đi công tác xa, các nhân viên đều nghỉ ở nhà
với gia đ́nh, trong bệnh viện lúc đó chỉ có Y
Tá trực, tôi và mấy em Cứu thương. V́ là ngày nghỉ nên các em thất nghiệp không
biết làm ǵ, phần nữa lại nhớ nhà nên rủ
nhau đến chơi với cựu giám đốc khoá
huấn luyện cho đỡ buồn. Lúc đó là vào
buổi trưa, tôi đang biểu diễn mấy ngón
đàn tủ, êm dịu cho các em thưởng thức
chợt nghe tiếng máy bay xa xa, rồi tiếng kẻng,
tiếng trống báo động, thế là tất cả
vội vă chui ngay vào hầm trú ẩn ở sát bên pḥng
Bệnh. Liền sau đó tiếng bom nổ ầm ầm
làm rung chuyển cả pḥng Bệnh và mấy người
bên ngoài cho biết máy bay đang ném bom vào giữa phiên
chợ Phúc Tŕu.
Khoảng nửa tiếng
sau, người ta lũ lượt
khiêng những người bị thương, máu me bê
bết vào pḥng Bệnh, không đủ chỗ phải
để nằm la liệt cả ở ngoài sân trông
thật thê thảm. V́ Bs và Y Tá
trưởng đều vắng mặt nên mọi
người cùng đồng ư theo lệnh của Y Tá Liên
khu, tức là... tui. Thật là tai bay
vạ gió, chung qui cũng chỉ tại tứ cố vô
thân, phải chui vào đây ở nhờ Nhà nước nên
mới bị đẩy vào trường hợp khốn
khổ thế này. Tôi bèn sai một em đi lấy
đồ nghề của Bs ra cho tôi mặc: nón, áo choàng đàng hoàng và
trắng toát từ trên xuống dưới trông cũng y
như Bs thứ thiệt vậy. Sau đó tôi
đi xem xét cẩn thận từng người, đánh giá
và xếp loại. Nếu vết
thương nhẹ, có thể cầm máu dễ dàng th́ các em
chia nhau ra băng bó cấp tốc ngay. C̣n nếu
thương tích nặng, xương ḷi ra và nát bét không
thể cầm máu được th́ lúc đó chính tui
phải ra tay, nghĩa là giải
phẫu, v́ không c̣n sự lựa chọn nào nữa.
Đến đây chắc
quí bạn cười thầm, đúng là Bắc kỳ
nói... phét, băng cái đầu gối c̣n không xong nay
lại đ̣i giải phẫu. Thưa quí vị, trên cơi
đời này thiếu ǵ chuyện nghịch lư như
vậy, sự thực nó như thế này: băng đầu gối cần sự khéo léo,
phải có lớp lang tử tế, c̣n
cưa chân tay th́ dễ ợt, xoẹt một cái là xong ngay.
Trong những
dịp làm phụ tá cho Bs về mổ xẻ, tôi cũng
học được một số kinh nghiệm.
Nếu là mổ Bụng th́ chịu thua v́ nó rắc rối,
phức tạp, nhưng nếu cưa chân tay
th́ tương đối giản dị nếu ta lờ
đi những kiến thức căn bản về môn
Cơ Thể Học (anatomy). Chỉ có một
điều tối quan trọng là khi cưa xong phải có
đủ da phủ lên trên chỗ cưa để khâu
lại cho kín không được để ḷi thịt ra.
Dĩ nhiên nếu là Bs th́ c̣n phải săn sóc
đến giây thần kinh, gân, mạch máu... nhưng tui th́
vô tư bỏ qua v́ có được học đâu mà dám
sờ tới.
Thế là
một nồi nước sôi được đem lên và
dao, kéo, kẹp, cưa... được bỏ tuốt
luốt vào. Nạn nhân chỉ
được tiêm thuốc tê ở chỗ chân sắp
cưa, không có thuốc mê nên sẽ đau lắm. Sau
khi được sát trùng đầy đủ, và buộc
chặt phía trên để cầm máu, rồi Bs, à quên tui, tay
đeo găng, lấy mắt ước lượng
chỗ da cần để dành lại, sau đó tay cầm
cưa, tay nắm chân có phụ tá giúp thêm, dùng sức
mạnh cưa từ từ rồi đến xoẹt
một cái là... hoàn tất. Ngay tức th́, một em lẹ
làng dùng kim chỉ khâu ngay lại, nếu
dư da th́ cắt bớt c̣n thiếu th́ ít khi xẩy ra v́
tôi rất cẩn thận, thà để dư th́ cắt
bớt chứ thiếu th́ phải... cưa lại!
Mấy hôm sau khi Bs trở
về, tôi báo cáo lại diễn tiến sự việc
đă xẩy ra, Bs khen tôi nhanh trí và tháo vát, tuy nhiên v́ làm
liều nên đa số các nạn nhân khi về nhà sẽ
kẻ chết người thành tật và không c̣n sử
dụng được chân tay giả nữa. Bs biết tôi
buồn nên an ủi: nếu không làm vậy th́ không cầm
được máu và nạn nhân cũng sẽ chết, thôi
th́ thà sống mà tàn tật c̣n hơn là về chầu
Tổ tiên sớm.
Từ khi tham gia kháng
chiến đến nay tôi đă trải qua 2 trận ném bom
dữ dội, một trận ở chợ Đức
Thắng thuộc tỉnh Bắc Giang và một trận
ở chợ Phúc Tŕu ở ngay chỗ tôi đang làm
việc. Trận trước th́ trong khi băng bó, máu me dính
đầy người, trận sau th́ cưa chân cưa tay cũng máu chẩy chan hoà nên sau này tôi
bị dị ứng với máu. Hễ trông thấy máu là
chóng mặt, nhức đầu muốn xỉu, v́ thế
cứ thấy tiết canh là chạy đâu có dám ăn
dù là món ruột của dân Bắc kỳ.
Y Tá dân công
Chiến sự
tiếp tục ác liêt, đường xá, cầu cống
bị oanh tạc khắp nơi gần như không c̣n
sử dụng được nữa."Chiến dịch
dân công làm đường" được mở ra
mục đích để sửa chữa lại cầu,
đường, từ Thái Nguyên đến Bắc kạn
nhằm phục vụ cho Quốc pḥng. Tất cả
mọi công dân không phân biệt giới tính ở trong
tuổi qui định đều phải tham gia với
lương thực tự túc trong 10 ngày?.
Tôi được Ty Y Tế biệt phái sang làm việc cho
Sở Công chánh và quăng đường trách nhiệm là
từ Thái Nguyên đến Chợ Mới, nghĩa là
khoảng một nửa đường. Nhiệm vụ
của tôi là săn sóc sức khoẻ cho dân công nhưng
thực ra chỉ là phát một số thuốc trị các bệnh
thông thường như sốt rét, ghẻ lở
,đau bụng..v...v.
Mỗi tháng Sở Công chánh
cấp cho một số thuốc nhất định trong
đó chỉ có thuốc sốt rét kư ninh vàng là giá trị
nhất. Số lượng dân công trên quăng đường
phụ trách là bao nhiêu tôi không rơ, nhưng đặc
biệt, tất cả đều phải làm việc vào ban
đêm để tránh máy bay c̣n ban ngày th́ phân tán ra 2 bên
đường, tạm trú và sinh hoạt trong những
lều dựng sơ sài bằng lá. Hàng ngày, lưng đeo
balô, tay xách túi thuốc, tôi di chuyển
hàng mấy chục cây số bằng lô ca chân để phát
thuốc cho dân công dọc theo 2 bên đường. Ban
đêm th́ ngủ ở những quán bán thực phẩm
nằm rải rác trên đường đi nghĩa là
cơm hàng cháo chợ... dài dài.
Thời gian
này tôi đă liên lạc được với Bố ở
Hà nội và được tiếp tế khá đầy
đủ qua người làng Yên Mẫn tỉnh Bắc
Ninh. Phần nữa, mỗi tháng tôi được
phát 10 ngàn viên kư ninh vàng th́ tôi bán phăng ngay 5 ngàn viên cho cô
hàng xén ở chợ đêm tại thị xă để
lấy tiền tẩm bổ cho bơ những ngày cơ
cực. Viết đến đây tôi lại thấy ân
hận và lương tâm không được yên ổn v́
số thuốc bán đi để ăn Phở đă làm
nhiều người bị Sốt rét, dù có được
chữa cũng không thể khỏi hẳn v́ lư do như sau: một liều thuốc
chữa bệnh sốt rét là 15 viên kư ninh, uống 5 ngày
mỗi ngày 3 viên nhưng tôi chỉ phát mỗi ngày có 2 viên kư
ninh và 1 viên Alsta (placebo) th́ làm sao dứt bệnh
được.
Sau khi đă để dành
được một số tiền kha khá, máu tạch
tạch sè (tiểu tư sản) bỗng nổi dậy,
tôi tậu luôn một xe đạp để cặp gị
đỡ khổ kèm thêm cái đồng hồ Wyler cho... le
lói và chỉ c̣n thiếu cái radio nữa là đủ bộ:
Đồng, Đài, Đạp. Thế mới
biết cái bản chất tiểu tư sản rất khó
thay đổi. Khi thấy khó khăn nó
trốn thật kỹ vào trong bóng tối, khi có cơ
hội lại xông ngay ra tức th́ và cứ như
thế... muôn năm.
Chợ đêm Thái Nguyên
Trên những đống
hoang tàn, đổ nát v́ tiêu thổ của thị xă Thái
Nguyên, hàng đêm mọc lên một cái chợ, đèn
đuốc lập loè như
hội hoa đăng, thôi th́ đủ thứ hầm bà
làng được bầy ra bán. Từ
hàng nội hoá như đôi dép, cái chổi, nồi
đất... đến hàng ngoại được tuôn ra
từ vùng Tề (Hà nội) như kem đánh răng, bút
máy, đồng hồ... thật là trăm hoa đua nở,
người người đi mua. C̣n những quán hàng bán
thức ăn th́ ôi thôi thật là phong phú
và ngon hết xẩy: nào là nem rán, bún chả, bún riêu,
phở, xôi chè... không thể kể hết được.
Có một điều trở
ngại là các quán hàng chiếm những vị trí rất
độc đáo và không có trật tự ǵ cả: cái th́ lù lù ở trên
đồi, cái th́ ẩn hiện trong những hầm
hố để trốn máy bay lúc ban ngày, cái th́ nằm ngay
trong những căn nhà đổ nát nhưng c̣n chui vào được.
V́ thế khi xơi xong món bún chả, muốn
tráng miệng bằng xôi chè th́ phải ṃ mẫm hơi xa và
nếu là người lạ th́ đành nhịn luôn.
Mỗi tháng
cứ vào tuần thứ nhất là tôi đến sở
Công chánh để lănh thuốc. Ngay
đêm hôm đó, tôi ṃ ngay ra chợ t́m cô hàng xén quen thuộc
để đổi kư ninh vàng lấy tiền ngân hàng và sau
đó là làm thoả măn cái dạ dầy như thường
lệ.
Một chuyện t́nh buồn
Một đêm kia, tôi đang lang thang trong chợ th́ gập
ông người quen mời về nhà chơi. Ngày xưa lúc
chưa chiến tranh, hai gia đ́nh chúng tôi ở sát cạnh
nhau và là hàng xóm rất thân thiện. Gia đ́nh
ông gốc Trung hoa, chuyên trị bán nước mắm
đủ loại, cung cấp cho cư dân trong thị xă.
Lúc đó tôi độ 7, 8 tuổi, buổi chiều thích
trốn nhà qua bên đó để xem các cô Tầu múa và hát
bài "Đêm Trung hoa" rất hấp dẫn. Các cô cũng
trạc tuổi tôi và là Tầu đặc nhưng thật
xinh đẹp, làm tôi mê tít và chỉ ước ao
được lấy một cô làm vợ.
Sau khi trà
nước, hàn huyên, ông gọi một thiếu nữ ra
giới thiệu với tôi. Đây là em
H, cháu của tôi, chắc anh biết v́ nhà ở cạnh nhau
và năm xưa anh hay qua nhà xem em múa đó mà. Thật
tội nghiệp, chính em H là người tôi mơ
tưởng và ước ao th́ nay đang đứng
trước mặt tôi:
một thiếu nữ đang độ xuân th́, vẫn
khuôn mặt kiều diễm đó, nét quyến rũ c̣n vương trong đôi mắt buồn,
chỉ tiếc là chân tay nàng hơi bị... khảm xà
cừ (nhiều sẹo) v́ thiếu dinh dưỡng. Trong thời chiến, thực phẩm
thường không có đủ sinh tố nên dễ mắc
bệnh ghẻ lở, khi khỏi hay để lại
những cái sẹo đôi khi rất sâu.
Ông buồn bă nói: "Em
hiện nay tứ cố vô thân, tôi đem về nuôi nhưng
loạn lạc ai cũng đói cả, mà em th́ chẳng có
nghề ngỗng ǵ, lại yếu đuối thân gái
dậm trường, anh có giúp được ǵ cho em không?".Tôi hiểu ư là ông muốn tôi khiêng em
đi theo cho tiện sổ sách nhưng than ôi, ốc c̣n
không mang nổi ḿnh ốc, làm sao tôi khiêng nổi, chắc
là... nặng lắm!. Hơn nữa em
tứ cố vô thân, thêm tôi vào là bát cố vô thân th́ chết
dzồi. Tôi đành ngậm ngùi giúp ông một số
tiền, để ông tiếp tục nuôi em cho đến
khi kháng chiến thành công!
Trong thời
kháng chiến, Thái Nguyên là đất Thánh, nhà văn
Nguyễn Tuân đă đặt tên như vậy. Tất
cả những cơ quan đầu năo của Nhà
nước, đa số đều đóng đô ở
đâu đó trong phạm vi của
tỉnh. Ban ngày cũng như ban đêm, các cán bộ,
bộ đội... qua lại nhộn nhịp, đông
đảo. Những quán ăn mọc lên
khá nhiều để phục vụ cái dạ dầy, trong
đó có quán của bà Cát Thành Long (Nguyễn thị Năm)
là được chiếu cố tận t́nh v́ ngon và
rẻ. Tuy nhiên cũng có những hạn chế, h́nh như
chỉ có cán bộ, nhân viên cơ quan... mới
được vào ăn mà thôi. Hôm đó, t́nh cờ tôi được một
đàn anh dẫn vào để thưởng thức,
đúng là ngon tuyệt, 3 món chỉ có 3 đồng. Vậy bà CTL là ai mà lại dành cảm t́nh
đặc biệt cho Nhà nước như vậy?
Bà CTL là một
đại điền chủ rất nổi tiếng
ở tỉnh Thái Nguyên. Trong thời kỳ bí mật,
chính bà đă nuôi dưỡng, che dấu những cán bộ
cao cấp của Việt Minh, và ủng hộ rất
nhiều tài sản cho Nhà nước trong thời kháng
chiến. H́nh như bà có 2 người con trai là cán bộ
cao cấp phục vụ trong quân đội VM. Nhờ có
công với VM nên bà được xếp vào loại
Địa chủ Kháng chiến, nhưng than ôi trong thời
kỳ Cải cách ruộng đất, chính bà là
người đầu tiên đă bị đem ra xử
bắn để phát động phong trào, thật là tàn
nhẫn, vô nhân đạo. Tôi không được chứng
kiến cuộc xử án này v́ lúc đó đă dinh tê vào Hà
nội rồi
Tuần phủ Cung đ́nh Vận
Ông CĐV là tuần
phủ, là quan đầu tỉnh, cao hơn tri huyện
một bậc. Ông rất ghét Việt Minh và
thủ tiêu VM cũng hơi nhiều. Chính
tôi đă nh́n tận mắt xác của một VM
được phơi ra cho dân chúng coi trên một ngọn
đồi gần thị xă. Ông có một vệ
sỹ tên Cửu Th́nh, rất giỏi vơ, có thể phi thân
lên mái nhà như chơi, theo lời
đồn. Tôi đă có lần được hân hạnh
vào Phủ tŕnh diễn văn nghệ cho gia đ́nh quan
phủ thưởng thức, dưới sự
hướng dẫn của thầy Phạm duy
Nhượng. Hôm đó, tôi c̣n nhớ đă hát bài Đêm Thu
của Đặng thế Phong, Thầy đệm đàn
guitar và một thiếu nữ kéo violin phụ hoạ,
được quan phủ và các khán giả khen ngợi
nồng nhiệt.
Ngày VM
cướp chính quyền, tuần phủ CĐV bị
đem ra xử bắn tại băi tập (stade) của
thị xă Thái Nguyên và tôi đă được chứng
kiến vụ xử từ đầu đến cuối.
H́nh như gia đ́nh của phạm nhân
cũng có mặt và đă được đem xác về
chôn.
Dinh Tê
"Chiến dịch
dân công làm đường" đă hoàn tất và tôi
được trả về nhiệm sở cũ tức
là Ty Y Tế Thái Nguyên. Lúc bắt
đầu nhận công tác tôi vốn là vô sản chân chính,
nhưng khi trở về lại biến thành tư sản
thực thụ, v́ lúc này tôi đă làm chủ được
Đồng và Đạp chỉ c̣n thiếu Đài
nữa là lên chính ngạch ngay. Mấy bạn
đồng nghiệp nhất là mấy em Cứu
thương tỏ vẻ khâm phục ra mặt,
đồng thời dư âm không đẹp về cái vụ
mặt dầy, ăn quà ghi sổ nợ ngày xưa nay
đă tan biến hẳn trong tâm tư mọi người.
Chỉ riêng Bs Trưởng
Ty và Y Tá trưởng, vốn là cáo già, nên hơi nghi ngờ
về sự thay đổi bản chất của tôi, v́ nó
bất thường và quá nhanh. Tôi phải cố giải
thích là nhờ tiếp tế của Bố nên mới
được chuyển biến tốt như vậy,
cuối cùng th́ mọi người đều thông cảm,
riêng ông Y Tá trưởng th́ tôi ưu ái lôi ra quán đăi
một chầu Bún riêu để không c̣n nghĩ ngợi
vớ vẩn ǵ nữa.
Trong thời
gian tôi làm Y Tá Dân công th́ một đồng nghiệp khác
lại được phụ trách quăng đường
từ Chợ mới đến Bắc kạn, nghĩa là
nửa phía trên. Thỉnh thoảng anh em gặp
nhau, trao đổi kinh nghiệm, có lần anh cho biết
người yêu năm xưa của tôi đă làm đám
cưới với một Quân Y sỹ ở Bắc kạn
rồi. Mới nghe tôi cũng hơi
buồn nhưng suy nghĩ lại th́ đó cũng là
điều tự nhiên thôi. Trong thời kháng chiến,
sự liên lạc thư từ với nhau đă khó khăn
và muốn gặp nhau lại càng khó hơn nữa.Trong bài
thơ "Mầu tím hoa sim" của thi sĩ Hữu Loan , có nói đến chuyện 3 người
anh của nàng đă nhận được 2 bức thư
của gia đ́nh th́ thư báo tin nàng Chết đi
trước và thư báo tin đám Cưới lại
đi sau. Vả lại Xa mặt Cách ḷng là
đúng dzồi có ǵ phải thắc mắc.
Ngày buồn
rồi cũng qua mau. Một hôm Bs Trưởng ty kêu
tôi vào nói: chú đă
trưởng thành và kinh nghiệm nghề nghiệp cũng
khá vững, tôi cử chú làm Trưởng pḥng Phát thuốc
huyện Định Hóa và cho chú 3 ngày để chuẩn
bị. Chao ôi, tin này buồn cũng không kém ǵ tin nàng đi
lấy chồng v́ Định Hóa là cái huyện xa lắc xa
lơ, khỉ ho c̣ gáy, cư dân toàn là Thổ, Mán,
Mường... không hà. Thế là, từ
nay c̣n đâu những ngày vàng, vui vẻ đàn hát với các
người đẹp Cứu thương, rồi lại
c̣n bún chả, nem rán, bún ốc, xôi chè... ai ăn
đây!
Lệnh là lệnh không
thể trốn được, sau 3 ngày tôi đành khăn
gói leo lên cái xe đạp mới mua,
trực chỉ vượt đèo qua suối để lên
miền sơn cước làm bạn với núi rừng âm u
và với những cô Thổ chân voi năm nào. Đạp xe từ sáng sớm đến chiều
tối mới tới trụ sở Uỷ ban Hành chính
Huyện, liên lạc viên đưa đến Pḥng phát
thuốc để tạm trú. Tới nơi
chúng tôi được gặp cô nữ Hộ sinh hiện
đang trú ngụ tại pḥng và tôi tự giới thiệu
là Trưởng pḥng Phát thuốc mới được
bổ nhiệm. Tôi chào cô và thấy
thấp thoáng h́nh như cô cũng đang có... bầu cho
hợp với nghề nghiệp cao quí của cô.
Cuối tháng tôi trở
về Ty để lănh lương cho cả 2 người
và trước khi lên đường, ghé qua chợ xơi
một bát phở Vịt cho đỡ nhớ... Phở Ḅ.
Trong thời gian ở Ty tôi đă được
người làng báo tin với lời nhắn của Bố: vào Hà nội, tôi sẽ
được ăn học tử tế, c̣n đi theo kháng chiến th́ Bố từ luôn,
tiếp tế kể như chấm dứt... từ
đây.
Than ôi, người Yêu
đi lấy chồng, cái dạ dầy th́ sắp bị
đe doạ, cả một tương lai đen tối
đang chờ tôi ở trước mặt. Thế là sau
khi tính toán cẩn thận về đủ mọi
phương diện, tôi quyết định chọn con
đường: Dinh Tê.
Buổi sáng hôm đó là vào cuối Thu, gió đă
bắt đầu se lạnh, tôi buồn bă từ biệt
đồng nghiệp và các em gái Cứu thương,
rồi âm thầm đạp xe, thay v́ ngược lên phía
Bắc để trở về nhiệm sở th́ lại
xuôi về huyện Phú B́nh gần vùng Tề, nơi có
bạn đồng môn thân thiết hiện đang là
Trưởng pḥng Phát thuốc. Gặp nhau tay bắt
mặt mừng, tôi thú thực cho biết ư định Dinh
Tê của ḿnh, anh cũng không cản và chúc tôi may mắn
trong cuộc sống mới ở Hà nội. Tôi tặng
lại anh cái xe đạp làm kỷ niệm và khi chia tay tôi
chỉ c̣n một điều ân hận trong ḷng là
lương tháng của cô nữ Hộ sinh chúng tôi đă
lỡ xài hết trong lúc vui vẻ vào những ngày cuối
cùng và tiếc rằng không c̣n có cơ hội nào để
hoàn lại cho... khổ chủ.
Hồi kư
Nguyễn Ngọc Đường