Chuyện Người Ba Miền
Lạc Long Huỳnh
Quốc Phú
(Kể Chuyện Đời Xưa trước 1975)
Sau Tết Mậu Thân năm 1968, tôi lên đường
nhập ngũ để làm nhiệm vụ của một
người trai thời loạn. Kể từ đó, trong
cuộc sống quân ngũ, tôi đă có dịp đi rất nhiều nơi, được
tiếp xúc với dân cư của tất cả các miền,
tới nhiều vùng mà người dân thường không tới được,
nhờ vậy biết được nhiều phong tục và ngôn
ngữ khác nhau. Lúc ban đầu, sự khác biệt từ
giọng nói đến danh từ đă làm tôi bỡ ngỡ,
nếu không nói là hơi khó chịu. Nhưng chỉ sau chín
tuần huấn luyện căn bản tại Trung Tâm Huấn
Luyện Quang Trung, nguyên một đại đội hỗn
tạp khoảng hai trăm thằng lính ṭ te, đều trở
thành đen thui giống nhau, tất cả giọng nói, kể
cả những giọng mà những thằng miền nam cho
là trọ trẹ, tôi cũng đă nghe quen tai rồi.
Đây là một trong những bài kể chuyện
đời xưa của
tôi. Đến
cái tuổi ngoài sáu bó nh́n lại, ôi bao nhiêu là kỷ niệm,
kể lại cho nhau nghe, kể để ḿnh sống lại
thời tuổi trẻ, kể để cho khối óc già
nua của tôi làm việc trở lại, và sau cùng, kể để
cho bộ óc già nua của tôi thích làm cái việc mà nó thích làm
nhất: kể chuyện đời xưa.
Ngoài ra, v́ đây là những chuyện kể
ra từ nam chí bắc, từ đông sang tây, từ tốt
tới xấu, từ thanh tới tục, của dân, của
lính, nên nó không có một đề tài nhất định. Những
ǵ tôi nghe, tôi thấy, tôi kể lại dưới cặp mắt
của một người miền nam. V́ là dân miền nam, hơn
nữa đây chỉ
là những nhận xét của cá nhân tôi, cho nên nó không hẳn
đúng với tất cả mọi người. Tôi không có
tham vọng bắt chước cụ Vương Hồng Sển sưu tầm
những chuyện trong dân gian, tuy nhiên nếu một ngày nào
đó, cụ chịu nhận tôi làm đệ tử th́ tôi sẽ
hănh diện nhận ngay. Nhưng chỉ tiếc
rằng, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra
bởi v́ cụ Vương Hồng Sển đă viên tịch
hơn mười năm nay rồi!
-----
CHUYỆN NGƯỜI MIỀN
BẮC.
Tôi là người sinh ra và lớn lên tại
Sóc Trăng, người cùng quê với cụ Vương Hồng
Sển đấy nhá; một xứ hiền ḥa ở gần
tận cùng phía nam của nước Việt Nam. Người
dân Sóc Trăng có lẽ bắt đầu tiếp xúc với
người miền bắc từ năm 1954. Sau khi cả
triệu người bắc ĺa bỏ quê hương vào nam
lánh nạn cộng sản, nhiều khu dinh điền
được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm thành lập
để giúp những
người di cư lập nghiệp trở lại. Những
khu dinh điền này hầu hết là người Công Giáo
và được lănh đạo bởi một vị linh mục.
Tại tỉnh Sóc Trăng có làng Đại Hải, hay c̣n gọi
là Cống Đôi. Đại Hải cách Sóc Trăng 19 cây số
nằm trên Quốc Lộ 4 từ Sóc Trăng lên Cần
Thơ.
V́ hầu hết những người di cư này có
đạo Công Giáo cho nên nhiều người dân Sóc
Trăng cứ tưởng, hễ là người bắc
đều là những người theo đạo Công Giáo. Thêm
một điều nữa là hầu hết những người
bắc này đều ăn thịt chó, cho nên nhiều
người cứ tưởng là người bắc nào
cũng ăn thịt chó. Có lẽ v́ không đủ chó cung cấp
cho giới tiêu thụ, nên người của làng Đại
Hải thường hay lân la sang những xóm khác để
mua thêm. Vác cái bao bố trên vai, đi đến đâu
người này đều bị cái giống gia súc có
linh tính sủa vang cả một góc trời. Với kinh nghiệm
vài lần như vậy, người dân xóm tôi biết chắc
là ông mua chó đang có mặt gần đó mỗi khi chó cả
xóm đồng loạt sủa vang. Theo tôi nghĩ, mấy
con chó xóm tôi ngu quá, đáng lẽ chúng phải im thin thít
để người mua chúng đi qua mà không ai biết, chứ
sủa ồn ào như vậy th́ người chủ nào muốn
bán chúng, th́ sẽ không bỏ mất cơ hội này. Có
người trong xóm tôi c̣n tỏ ư nghi ngờ là mấy ông này
c̣n bắt cả con nít bỏ trong bao nữa.
Có nhiều sự dị biệt giữa người dân
hai miền, nhưng rồi, không biết từ lúc nào tôi thấy
người dân Sóc Trăng cũng biết ăn rau muống
chẻ, cũng biết giă cua đồng làm bún riêu, thậm
chí nhiều dân nhậu cũng bắt đầu ghiền
thịt chó. Nhiều học sinh cấp trung học của
làng Đại Hải, mỗi sáng phải đón xe đ̣ về
Sóc Trăng để học. Hầu hết những
người này là học sinh chăm chỉ. Đối với
họ, học là một cơ hội quý giá để
tiến thân, so với nhiều người sinh trưởng
ở miền nam như tôi, coi việc đi học là bị
bắt buộc. Người miền nam có tiếng là lè phè,
có bị đói, bị khổ bao giờ đâu mà phải
lo học hành cho cực khổ? Tôi vẫn c̣n nhớ một
chuyện vui vui của lớp bên cạnh và do một
người trong lớp đó kể lại:
Trong giờ Việt Văn của lớp này, thầy giáo gọi
anh L. hỏi bài:
-“L. em giải thích nhân loại
là ǵ?”
L. đứng lên trả lời một cách nhanh nhẹn
không vấp một hơi thở nào:
-“Dạ thưa thầy, nhân nà người,
noại nà noài, nhân noại nà noài người.”
Cả lớp đều cười thích thú v́ câu trả
lời của anh L.
Trước khi vào quân đội, tôi đă có dịp làm
quen với giọng bắc qua một số giáo sư dạy.
Tôi cũng quen một vài bạn người bắc mà gia
đ́nh định cư tại Sóc Trăng v́ công vụ.
Nhưng thật sự tôi hiểu rơ người bắc nhiều
hơn là sau khi nhập ngũ. Cho đến bây giờ th́
tương đối tôi biết khá nhiều về người
bắc bởi v́ hiền thê của tôi cũng là... người
bắc chính cống.
Hầu hết người miền nam nghe giọng bắc
th́ cứ tưởng là giống nhau, nhưng không, người
bắc cũng có sự khác biệt lớn lắm. Mỗi
vùng có một giọng nói khác nhau. Người miền
thượng du khác người miền duyên hải và
dĩ nhiên, người ở tại Hà Nội lúc nào
cũng tự hào là họ văn minh và có giọng nói đúng
nhất. Khi c̣n ở trong quân ngũ, có một lần tôi
nghe hai anh người bắc chửi lộn với
nhau, một anh mở miệng chửi:
-“Đ.M. chú mày là Bắc Kỳ
Va Ly Mây mà.”
Tôi hết sức thắc mắc, chẳng hiểu “Bắc
Kỳ Va Ly Mây” là Bắc Kỳ ǵ? Phải đợi đến
ngày hôm sau tôi mới có dịp hỏi anh ta:
-“Ê mày, Bắc Kỳ
Va Ly Mây là Bắc Kỳ ǵ vậy?”
Anh ta trả lời:
-“Là
Bắc Kỳ đi tàu há mồm đấy.”
À th́ ra mấy anh “Bắc Kỳ” cũng kỳ thị
nhau lắm. Anh này chê anh kia thuộc loại nhà quê, Bắc Kỳ
54 xách cái va ly bằng mây đi vào nam bằng tàu há mồm của
Mỹ đấy. Tuy nhiên, tôi cũng đă từng gặp
nhiều anh Bắc Kỳ Va Ly Mây này và họ rất tự
hào về nguồn gốc của ḿnh. Họ c̣n tự nhận
ḿnh là Bắc Kỳ Thịt Chó và c̣n hát nghêu ngao: “Từ bắc
vô nam tay cầm nắm rơm, tay kia cầm sợi dây,
để bắt con cầy...”
Chú thích: Sau này lại có người giải thích
cho tôi biết, Bắc Kỳ Va ly Mây là những người
bắc được tây mộ đi làm phu đồn
điền. Dù ǵ đi nữa, ư nghĩa vẫn là coi
thường những người này thuộc loại quê
mùa.
Trong khoảng thời gian tôi thụ huấn tại
quân trường Thủ Đức, một hôm có một
đoàn văn nghệ tâm lư chiến đến tŕnh diễn
ủy lạo Sinh Viên Sĩ Quan. Lúc ấy nhạc Trịnh
Công Sơn rất thịnh hành. Khi người nữ ca
sĩ hát bản nhạc Diễm Xưa đến câu:
“Chiều nay c̣n mưa sao
em không lại?
Nhớ măi trong cơn đau
vùi...”
Lúc người ca sĩ hát đến câu thứ
nh́ th́ cả một đám “Bắc Kỳ” Sinh Viên Sĩ Quan
đồng loạt hát theo: “Nhớ
măi trong cơn đau bùi.”
Họ nhấn mạnh và kéo dài chữ bùi và đồng thời
cả bọn cười lên một cách khả ố. Những
thằng miền nam như tôi chả biết mấy tên
đó cười cái ǵ? Sau đó tôi phải hỏi một
tên
trong bọn th́ mới biết
“cái buồi” (không phải là bùi) là cái của quư của
người đàn ông đấy. Th́ ra là vậy, mấy tên
“Bắc Kỳ” này lấy làm thích chí mỗi khi nghĩ đến
những cơn đau...b.u.ồ.i.i...của chúng. Duy chỉ
có một điều tôi thắc mắc là, thông thường
để chỉ cái đó của người đàn ông,
người ta dùng chữ “con”, c̣n để chỉ của
người đàn bà th́ người ta dùng chữ “cái”, trong
khi danh từ “cái buồi” lại dùng để chỉ cho giống
đực th́ thật sự tôi không biết phải giải
thích như thế nào?
-----
CHUYỆN NGƯỜI MIỀN
TRUNG.
Đối với một người miền
nam quê tại Sóc Trăng như tôi, người miền
trung thật sự xa lạ cho đến khi tôi vào trong
lính. Địa h́nh miền trung hiểm trở, cho nên tiếng
nói từng vùng cũng khác nhau khá nhiều. Từ Quảng
Trị vào đến Thừa Thiên là khác rồi. Nói thật
chính xác, người dân cách thành phố Huế mười
cây số là giọng nói cũng đă khác. Qua khỏi đèo
Hải Vân về phương nam, th́ Quảng Nam, Quảng
Ngăi đă hoàn toàn khác hẳn. Một người bạn miền
nam của tôi được lệnh thuyên chuyển ra
Đà Nẵng, ngày đầu tiên tại một quán ăn anh
ta gọi:
- “Cô cho tôi một dĩa
cơm sườn và một chai nước cam”
Cô chủ quán lập lại:
- “ Một dĩa cơm
sườn và một chai nước cơm”
Anh bạn tôi liền đính chánh:
“ Nước cam chứ không phải
nước cơm cô ơi”
Cô chủ quán trả lời:
“Tôi biết rồi, một
chai nước cơm”
Anh bạn của tôi lùng bùng một lát mới biết là
chữ “cam” phát âm theo giọng địa phương là “cơm”
đó.
“Quê hương tôi nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo, hè thời
thiếu ăn.”
Một người bạn Huế
của tôi diễn tả miền trung là nơi: núi lấn
người xuống biển, biển lại đánh
người trốn lên núi. Đấu tranh với thiên nhiên
khắc nghiệt, đất đai cằn
cỗi, thiên tai đầy dẫy, hạn hán vừa qua là tới
mưa băo, rồi trời đày cơn lụt hằng
năm…hoàn cảnh như vậy nên con người phải
quật cường phấn đấu
để sinh tồn. Phải có tiếp xúc với họ th́
mới biết người miền trung chịu cực, chịu
khó cỡ nào. Người ngoài đó làm cái ǵ cũng đều
để hết tâm tư và làm tới nơi tới chốn.
Khi c̣n thụ huấn tại Trung Tâm Huấn luyện
Quang Trung, mỗi đêm chúng tôi đều phải ra nằm
ứng chiến tại ṿng đai pḥng thủ. Sau một
ngày học tập mệt mỏi,
hầu hết các khóa sinh đều hay la cà ở mấy
gánh chè, vừa để trêu ghẹo mấy cô, vừa
để thưởng thức một ly chè để bồi
bổ cho thân thể. Khi sắp sửa măn khóa chín tuần, vào
một đêm, tôi bắt gặp một anh cùng trung đội,
anh này là người xứ Quảng, không rõ là Quảng
Nam hay Quảng Ngăi. Sau khi sửa soạn xong chỗ ngủ,
anh ta rút từ trong ba lô ra một cái đèn hột vịt
làm bằng lon sữa ḅ, một chai dầu hôi nho nhỏ,
cho dầu vào đèn rồi đánh diêm, xong xuôi anh rút quyển
tập ghi chép “binh thư” ra ôn lại. Tôi hết sức ngạc
nhiên là tại sao lại có người chịu khó đến
như vậy. Mấy thằng miền nam như tôi cứ nghĩ
rằng, khi đă đi lính, th́ có nghĩa là không cần phải
học hành ǵ nữa. Vả lại chín tuần huấn luyện
tại Quang Trung chỉ là để tốt nghiệp thành một...binh
nh́ mà thôi.
Một lần khác, vào một buổi ăn trưa tại
Quang Trung, trong khi tôi rất khó khăn nuốt từng miếng
cơm lính với cá mối làm chuẩn, th́ trước mặt
tôi cũng là một anh xứ Quảng. Anh này vừa
ăn vừa khen: “Cơm lính ngon quá, cơm lính ngon quá”. Ban
đầu tôi tưởng anh ta châm biếm cơm lính,
đến khi anh ta lập lại lần thứ ba, tôi mới
để ư th́ trời ơi, cái gà mèn của anh ta chứa
đầy ắp cơm trắng, một con cá mối nhỏ
xíu, một chén nước mắm với nước muối
nhiều hơn nước mắm, chỉ có vậy thôi mà
anh ta tiêu thụ hết cả một gà mèn cơm to tướng
đó.
Trước khi măn khóa Thủ Đức để ra
đơn vị, một anh trong đại đội của tôi tuyên
bố là:
“ Tụi mày biết không?
Thằng Chữ đi lính bảy tháng dư được
hai chục ngàn”.
Anh Chữ là người Huế, hiền hậu. Tôi
không tin đó là sự thật, nhưng tôi thấy anh Chữ
không lên tiếng phản đối, chỉ cười mà
thôi. Theo sự tính nhẩm của tôi, nếu quả thật
anh ta để giành được hai chục ngàn, th́ trong
suốt thời gian thụ huấn, anh ta hoàn toàn không
xài một đồng đến tiền lương. Trong
khi những thằng miền nam như tôi, tên nào mà không xin
thêm tiền nhà là hănh diện lắm rồi chứ đừng
nói là dư được một đồng.
----
Một câu chuyện dưới đây đã làm
tôi cười hoài mỗi khi kể lại:
Sau khi làm thủ tục nhập khóa tại trại Nguyễn
Tri Phương thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung,
mười hai tên, trong đó có tôi, từ Vùng 4 Cần Thơ, bị
trễ khóa và phải đợi đến khóa sau. Trong khi
chờ đợi, chúng tôi tạm trú trong một pḥng văng
lai trước khi được cấp giấy phép về
nhà hai tuần. Ngoài mười hai người chúng tôi trong căn pḥng to lớn này c̣n có một
anh tên Cho. Anh Cho cũng là người xứ Quảng. Tôi
không hiểu v́ sao từ Vùng 1 vào, lạc loài chỉ có một
ḿnh anh bị trễ khóa. Câu chuyện đưa đẩy
nên chúng tôi biết anh Cho mới lấy vợ được
ba tháng. Sau khi thố lộ tâm sự nhớ nhung người
vợ mới cưới của ḿnh th́ đề tài khai
thác của mấy tên từ Vùng 4 bắt đầu nhộn nhịp:
“Ê cha, cái đêm động
pḥng cha có làm ǵ được không?”
Anh Cho:“Đâu có dám làm ǵ, chỉ có đụng tay thôi.”
“Như vậy th́ tới
chừng nào cha mới làm được?”
Anh Cho:“Phải ngày hôm sau, tôi mới dám ôm bả.”
“Ê, mỗi đêm cha làm mấy
lần?”
Anh Cho:“ Khoảng bốn
năm lần .”
Một tên trong bọn của tôi c̣n cắc cớ hỏi:
“Hỏi
thiệt cha nghe, lấy vợ được ba tháng rồi,
chứ cha có thấy cái đó của vợ cha chưa?”
- Anh Cho thật thà trả lời:
“Chưa, ḿnh không dám nh́n v́
sợ vợ nói ḿnh là mất tư cách.”
Nghe đến đây, tôi thật sự không thể nín
cười được nữa. Tôi cười đến
độ xém té từ giường trên cao xuống đất.
Tội nghiệp anh Cho, anh là một người rất thật
thà, cô đơn, đang nhớ người vợ mới
cưới của ḿnh da diết. Anh trả lời những
câu hỏi có tính cách ṭ ṃ, trêu ghẹo với một nét mặt
thành khẩn như là để giải bày tâm sự nhớ
nhung của ḿnh. Cá nhân tôi không dám ghẹo anh v́ tôi không nỡ
chọc ghẹo một người quá thật thà như
anh, nhưng thật t́nh mà nói, tôi không thể nào nín cười
được. Anh c̣n cho cả bọn tôi xem một cái quần
của vợ anh với lời giải thích là dùng để...thưởng
thức nếu có nhớ quá...
Nói về miền trung th́ phải nói tới Huế, nếu
nói tới Huế th́ không thể nào không nói đến con
gái đất Thần Kinh. Trong một chuyến công tác ra
Vùng 1, tôi có dịp ghé lại Huế sáu tiếng đồng
hồ. Dưới mắt tôi, một người miền
nam chính cống, cảm thấy Huế rất cổ kính và
có dáng dấp buồn buồn. Chiếc trực thăng của
chúng tôi đậu bên bờ Sông Hương, bên kia bờ là
Phú Văn Lâu, nơi mà ngày trước vua ngự để
hóng mát. Gần băi đậu trực thăng là trường
nữ trung học Đồng Khánh với những tà áo trắng
thướt tha. Cả bọn chúng tôi vẫy tay chào các em
lia lịa và cũng được các em nồng nhiệt
đáp ứng. Có được mấy tiếng đồng
hồ không làm ǵ, chúng tôi đi bộ qua cầu Trường
Tiền, ghé chợ Đông Ba. Tại đây tôi cũng bày
đặt mua một cái nón lá bài thơ để cho ḿnh có
cảm tưởng là một du khách. Một điều
đặc biệt là những phụ nữ tại đây,
dù là buôn gánh bán bưng, nhưng khi đi ra đường
họ đều mặc áo dài.
Đi ngang qua một quán cốc có để bảng “Bún
Ḅ Huế,” cả đám chúng tôi ghé vào v́ mùi thơm quá hấp
dẫn. Đúng là bún ḅ Huế v́ nó cay xé gió. Bốn người
chúng tôi vừa ăn vừa xuưt xoa, vừa lau mồ hôi rịn
trán, trong khi đó mấy khách hàng ngồi kế bên, mỗi
lần ăn họ c̣n cắn thêm ớt trái.
Thức ăn của người Huế rất cay, hầu
hết các món ăn đều có ớt, hơn nữa trong mỗi
bữa ăn c̣n có thêm dĩa ớt trái. Tôi có người
anh làm trong Bộ Giáo Dục, trong một chuyến công tác tại
Huế, anh tôi được một người bạn mời
ăn cơm. Bữa ăn của người Huế
được bày biện rất nhiều món, mỗi món một
ít, chén dĩa bày ra chật cả bàn và mỗi người
có một dĩa ớt trái riêng. Khi bữa ăn đến
nửa chừng, th́ đứa con gái của chủ nhà khoảng
tám tuổi chỉ cái dĩa ớt trống trơn của
ḿnh mếu máo. Anh tôi tưởng là cháu bé khóc v́ bị cay
quá, ai ngờ khi biết ra, bé khóc là v́ không c̣n ớt cho bé nữa.
Sau khi ăn xong bún ḅ Huế, chúng tôi lại dạo chơi
chợ Đông Ba, đến khi
không c̣n chỗ nào để đi nữa, cả bọn chúng
tôi đồng ư với nhau là đi...lắc đ̣. Đă ra
tới đây mà không biết “lắc đ̣” th́ quả thật
là một sự thiếu sót. Sự ṭ ṃ đă làm tôi muốn
biết lắc đ̣ ra sao hầu để về khoe “chiến
tích” của ḿnh với những bạn bè miền nam. Cả
bọn lần ṃ xuống một bến đ̣ bên bờ
Sông Hương. Nơi đây, vài chục chiếc ghe đậu
thành từng khúm nhỏ. Khi bốn người chúng tôi tới
gần, nhiều bàn tay vẫy vẫy mời mọc, th́ ra
là vậy, đó là một xóm... chị em ta nổi trên sông...
Tôi vẫn c̣n nhớ măi
h́nh ảnh cái bến đ̣ ấy, nơi đó, đă cho
tôi một kỷ niệm khó quên, bởi v́ tôi không thể t́m
thấy ở bất cứ nơi nào khác có một cái bến
đ̣ giống như vậy...
Trong khoảng thời gian phục vụ tại Pleiku,
tôi có quen một cô người Huế. Phải công nhận
là giọng nói con gái Huế thật là dịu dàng, nhẹ
nhàng. Giọng nói này dễ làm con trai miền nam như tôi
mơ màng và sau cùng là đầu hàng một cách dễ dàng. Nhiều
người nói rằng, con gái Huế rất lăng mạn.
Riêng cá nhân tôi cảm thấy con gái Huế rất dễ
thương và lúc nào cũng có một ít thi vị hóa trong sự
giao thiệp của hai người.
Con trai xứ Quảng ra
thi,
Thấy cô gái Huế bước
đi không đành.
Người con trai xứ Quảng ra thi bỏ
lại con tim tại Huế, th́ những người con
trai miền nam đổi ra Vùng 1 cũng chẳng hơn ǵ:
Con trai Sài G̣n ra đây,
Loay hoay vài bước ẵm
ngay một nàng.
Có lẽ v́ không duyên số, câu chuyện
t́nh của tôi không có hậu, nhưng dù sao, đó cũng là
một kỷ niệm đẹp trong đời khó quên...
-----
CHUYỆN NGƯỜI MIỀN
NAM.
“Lè phè,” đó là hai chữ mà hầu hết
mọi người đồng ư khi nói về người
miền nam. Nếu so với người miền trung và miền
bắc th́ người miền nam không phải là đối
thủ trên những phương diện học vấn và
chính trị.
Người miền trung và miền bắc rất chú trọng
đến việc tạo dựng một công danh sự
nghiệp cho ḿnh. Họ không bỏ lỡ bất cứ
cơ hội nào đến với họ, trong khi đó,
người miền nam rất lơ là, có thể nói là ngại
chịu cực, v́ vậy con đường công danh rất
giới hạn. Đồng bằng miền nam là đất
mới, mầu mỡ. Ruộng mênh mông đầy lúa, vườn
cây trái xum xuê. Dưới sông, trên ruộng, tôm cá chẳng
những bắt ăn
không hết, mà còn dư thừa để làm khô làm mắm
giành cho cả năm, người dân có bị đói bao giờ
đâu mà phải chịu khó học hành, làm chính trị?
Đó là những lư do tại sao người miền nam trở
nên lè phè.
Lúc tôi 7 tuổi, có một người ăn xin vào nhà xin
năm cắc. Má tôi nói là không có tiền lẻ, nên cho
người ăn xin một lon gạo, nhưng người
ăn xin này lại từ chối lon gạo đó chỉ v́
ông ta không muốn... vác nặng. Cũng như tôi vẫn c̣n
nhớ lúc đó, mỗi lần người hàng xóm của
tôi than văn là hôm nay ăn cơm với ba khía, có nghĩa là
người đó không c̣n đủ tiền để mua
thịt cá, chứ chưa bao giờ tôi nghe họ than là không
có cái ǵ để ăn. Ba khía là một loại mắm cua,
rất rẻ, lúc đó năm cắc hai con, ăn rất
ngon.
Kể cả trong thời kỳ chiến tranh, mặc dù
đời sống kinh tế càng lúc càng khó khăn, nhưng
tính t́nh người miền nam vẫn lè phè và ỷ lại
vào mảnh đất ph́ nhiêu của vùng đồng bằng
miền nam nước Việt. Trong một lần công tác ở
Cà Mau, tôi có gặp một ông Trung Úy Địa Phương
Quân. Ông này đang chờ chuyến bay trở về Năm
Căn, nơi ông ta đang đồn trú với một
đại đội. Ông ta khoe rằng:
“Tôi là người Sài G̣n, lúc
mới ra trường, khi nhận lệnh đổi về
Cà Mau, tôi tưởng là cuộc đời của tôi tàn rồi.
Không ngờ ở đây riết rồi thấy quen. Làm
trưởng đồn ở Năm Căn tôi không cảm
thấy thiếu thốn ǵ hết, tôm cá dư thừa, muốn
nhậu lúc nào cũng được. Tôi c̣n có thêm một
bà...vợ bé là cô giáo ấp ở trong đó nữa đó.”
Ông Trung Úy này c̣n tuyên bố là, nếu như có lệnh thuyên
chuyển về Sài G̣n th́ ông ta sẽ xin ở lại.
Nói về địa h́nh, ngoại trừ lác đác một
vài ngọn núi như Núi Bà Đen ở Tây Ninh và mấy ngọn
núi trong vùng Thất Sơn Châu Đốc, phần c̣n lại
của miền nam đều bằng phẳng với những
sông ng̣i chằng chịt. Sự lưu thông trên bộ hay
dưới nước đều dễ dàng. Chính v́ như
vậy cho nên giọng nói của người miền nam
không khác biệt từ vùng này đến vùng khác. Một
người sinh trưởng ở Cà Mau, giọng nói cũng
không khác nhiều với một người sinh trưởng
ở Sài G̣n. Mặc dù là vậy, lối phát âm của
người nam cũng có cái đặc biệt của nó. Có
những chữ, có lẽ v́ lười biếng đánh
lưỡi nên người ta phát âm một cách cho suông miệng
và những chữ này thường nghe nhiều hơn ở
những tỉnh cực nam như: Cần Thơ, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Rạch Giá. Thí dụ:
Chữ “R” nói thành “G” như: “Rảnh rỗi” thành “Gảnh
gỗi.”
Chữ “TR” nói thành “CH” như: “Trân trọng” thành “Chân chọng.”
Chữ “V” nói thành “D” như: “Vẻ vang” thành “Dẻ dang.”
Chữ “G” nói thành “D” như: “Cái ǵ?” thành “Cái d́?”
Chữ “S” nói thành “X” như: “So sánh” thành “Xo xánh”
Ngoài ra người miền nam phát âm không phân biệt dấu
hỏi hay dấu ngă, chữ có “G” hay không có “G,” chữ “I”
ngắn với “Y” dài và c̣n rất nhiều chữ nữa mà
người miền nam phát âm chỉ để cho suông miệng
chứ không cần phân biệt ư nghĩa.
Anh “ga” ngoài “guộng,”
Anh bắt cá “gô,”
Anh bỏ “dô gổ,”
Nó nhảy “gột gẹt.”
Hay là:
“Gầu gỉ gâu gia ga gậm
gạp,
Gờ gâu, gâu gụng, gờ
gún, gún gun ginh.”
Ca dao:
“Chong” đầm “d́” đẹp
bằng “xen,”
Lá xanh bông “chắng” lại
chen “nhỵ” “dàng.”
“Nhỵ” “dàng” bông “chắng”
lá xanh,
Gần “bùng” mà chẳng
hôi tanh mùi “bùng.”
Một câu chuyện vui vui xảy ra khi tôi phục vụ
tại phi trường Cần Thơ:
Hai người bạn trong đơn vị của tôi,
một là người bắc và một là người nam, cả
hai rủ nhau ra phố chơi từ sớm. Trong khoảng
thời gian này, nhân viên của đoàn pḥng thủ phi trường
làm một hàng rào kẽm gai chắn ngang con đường
mà hằng ngày chúng tôi thường đi.
Khi hai anh trở về th́ trời đă tối. Anh
người bắc chở anh người nam, anh này lo
nói chuyện nên không để ư đến hàng rào kẽm
gai trước mặt. Khi chiếc Honda của hai anh đến
sát bên hàng rào th́ anh người nam ngồi sau hoảng hốt
la lên: “Gào...gào.” Anh người bắc chẳng hiểu ǵ cả
và trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó anh ta
đâm sầm vào cái hàng rào kẽm gai. Kết quả là cả
hai đều bị trầy trụa. Khi kể lại chuyện
này, anh người bắc vẫn c̣n tức tối: “Hàng
rào th́ nói hàng rào, chứ la gào gào th́ ai mà hiểu được!”
Trong lúc b́nh thường, anh bạn người nam của
tôi phát âm chữ “R” như mọi người, nhưng trong
lúc hốt hoảng anh hiện nguyên h́nh là một người
miền nam “gặc gòng.” Riêng cá nhân tôi, khi nhập
ngũ tôi biết chữ “R” mà phát âm thành chữ “G” là đề
tài hài hước cho những người vùng khác
chọc ghẹo, vậy mà trong lúc bất chợt, một lần
tôi trả lời câu hỏi của một người bạn:
“Tao làm gồi,” và dĩ nhiên tôi bị cả đám chọc
quê: “Bắt cá gô, bỏ gổ, nhảy gột gẹt”. Sau lần
đó tôi không bao giờ quên khi phát âm chữ “R” nữa.
Sóc Trăng quê tôi có rất nhiều người Tàu gốc
Triều Châu c̣n gọi là Người Tiều. Họ làm
ăn rất chăm chỉ và nắm hầu hết nền
kinh tế quan trọng. Người miền nam vốn
dĩ lè phè, lại thêm người Tiều tính t́nh rất
đơn giản, không xem trọng bề ngoài, kiểu cách,
quanh năm nhiều người chỉ mặc một quần
ngắn và cái áo lót ngắn tay.
Khi được lệnh thuyên chuyển từ Cần
Thơ ra Pleiku, tôi gặp anh Hào (không phải tên thật,)
lúc đó Hào lại đang làm thủ tục thuyên chuyển
từ Pleiku về lại Cần Thơ. Hào là người
cùng quê Sóc Trăng với tôi và là gốc người Tiều.
V́ là bạn bè thân thiết, nên trước
khi rời Pleiku, Hào được một người bạn
thân tên Trân (không phải tên thật) người Cần
Thơ gửi gấm:
“Ông cầm cái thư này về
gặp bà chị tôi, bả sẽ giúp ông trong lúc đầu.”
Sau khi Hào về Cần Thơ khoảng một tháng, Trân
chạy lại kiếm tôi với một bức thư
trong tay và một bộ mặt nhăn nhó khó coi:
“Ông coi nè, thằng Hào về
Cần Thơ làm tôi mất mặt quá!”
Vừa nói Trân vừa ch́a cái thư cho tôi xem. Cầm cái
thư, nhưng v́ lịch sự tôi không mở ra đọc.
Tôi hỏi Trân có chuyện ǵ vậy? Trân trả lời:
“ Ông coi đó, nó về
dưới đó làm tôi mất mặt với bà chị của
tôi quá đi!”
Sau đó Trân bắt đầu kể lể: bà chị của
Trân chỉ lớn hơn Trân có một tuổi, có nghĩa
là cùng cỡ tuổi chúng tôi, làm cô giáo, độc thân. Cùng ở
chung nhà c̣n có hai cô em gái và một em trai, tất cả đều
còn độc thân và đã trưởng thành.
Những ngày đầu về Cần Thơ, Hào có tá túc nhà
chị của Trân một thời gian ngắn. Theo lời
bà chị của Trân kể lại, khi về đến
nhà, Hào thường hay cởi trần trùng trục, chỉ
mặc có cái quần đùi và cứ đi tới đi lui
trước mặt mọi người, kể cả những
lúc bà chị của Trân có bạn gái đến thăm. Khi
ăn cơm, Hào rút cả hai chân ngồi chồm hổm
trên cái ghế. Trong khi ăn, Hào quơ đũa càn quét tô
canh, và tệ hơn nữa là cây muỗng nào để ra
cũng bị Hào dùng để múc canh và húp sùm sụp. Tôi
nghe Trân kể xong cười ngất, v́ đó là những
h́nh ảnh quen thuộc tôi đă từng thấy ở những
gia đ́nh người Tiều tại quê tôi. Có một điều
tôi lấy làm ngạc nhiên là, sau một thời gian khá dài
trong lính, Hào vẫn là Hào của Sóc Trăng ngày nào không thay
đổi...
Nếu nói gái bắc là bén nhạy, hiểu ư người;
gái Huế nhẹ nhàng, thi vị và lăng mạn th́ theo tôi cái
đáng yêu của người con gái miền nam là sự mộc
mạc và đơn giản.
Nếu nh́n dưới phương diện của một
người đứng ngoài th́ mộc mạc đơn giản
là điều tốt. Nhưng nếu nh́n về
phương diện xử thế khéo léo, th́ khả
năng của con gái miền nam sẽ bị nghi ngờ khi
phải làm dâu nhà chồng là người trung hay bắc. Một
người bạn người Huế của tôi nhận
xét như vậy: “ Nếu đưa một con cá lóc cho một
cô dâu người Huế, th́ cô dâu người Huế sẽ
làm ra ba món. Nếu đưa con cá lóc đó cho một cô dâu
người nam th́ gia đ́nh chỉ được một
món mà thôi.”
Tôi có quen một người bạn tên Vĩnh Nam (không
phải tên thật), là một cựu Sĩ Quan Hải Quân
trong QLVNCH. Cha anh là gịng giơi hoàng tộc, vai vế gia tộc
của anh còn cao hơn cựu hoàng Bảo Đại
một bậc. Không hiểu v́ lư do ǵ mà cha anh vào nam rất
sớm, gặp mẹ anh và ở lại miền nam. Anh sinh
trưởng tại Trà Vinh và là một người tính t́nh
xuề x̣a. Nếu không nh́n thấy cái họ Vĩnh, th́
không ai có thể biết anh là gốc người Huế.
Những người Huế cổ xưa vẫn c̣n kính trọng
những người thuộc gịng giơi hoàng tộc, nên khi tiếp
chuyện, họ vẫn cung kính gọi anh là “Mệ” (Hoàng
Gia.) Tôi vẫn thường gọi đùa anh là “Mệ Trà
Vinh” trong những lần gặp gỡ. Anh đă kể cho
tôi nghe một vài chuyện trong gia đ́nh kết hợp giữa
cha Huế mẹ Nam của anh:
Có một lần, mẹ anh rủ cha anh đi xem hát. Cha
anh đang mải mê công việc nên không muốn đi. Mẹ
anh cứ theo năn nỉ măi, cha anh bực ḿnh khoác tay nói sẵng:
“Sao cũng được” để không c̣n phải nghe mẹ
anh lải nhải nữa. Mẹ anh tưởng cha anh
đồng ư, hăm hở đi sửa soạn. Nào ngờ
sau đó mẹ anh khám phá ra là chữ “Sao cũng được”
của cha anh là nói lẫy để mẹ anh đừng
đ̣i hỏi nữa, chứ không có nghĩa là đồng
ư. Chỉ có vậy thôi mà mẹ anh giận cha anh cả
tháng trời, bởi v́ theo ư nghĩ đơn giản của
người miền nam th́ “Sao cũng được” có
nghĩa là anh đă chiều ư tôi rồi, chứ không phải
rắc rối lắt léo hiểu là anh đang nói lẫy.
Khi ông nội của anh qua đời, cả gia đ́nh
anh phải ra Huế chịu tang. Trước khi đi, cha
anh thừa biết mẹ anh là con dâu miền nam, tính t́nh
đơn giản, bụng nghĩ sao, mặt hiện ra vậy,
không mầu mè, không biết đóng kịch. Cha anh năn nỉ
mẹ anh là khi ra tới Huế, mẹ anh phải tỏ ra
hết sức bi ai, đau khổ và phải khóc lóc một
cách thảm thiết để cho trọn đạo làm dâu,
nhất là dâu của hoàng tộc. Mẹ anh nhận lời và
hứa sẽ cố gắng hết ḿnh. Đến Huế,
khi cả gia đ́nh anh vừa vào đến cổng rào,
th́ cha anh vội vàng quỳ xuống đồng thời
khóc lóc một cách thảm thiết. Vừa khóc, cha anh vừa
đi bằng hai đầu gối đến tận quan
tài của ông nội anh. Mẹ anh và mấy anh em của anh
hoảng hồn, tất cả đều quỳ xuống
và lổm ngổm ḅ theo cha anh.
Tang lễ xong xuôi, trên đường trở về nam,
cha anh trách mẹ anh sao không khóc nhiều hơn. Mẹ anh
nói là đă khóc nhiều lắm mà. Cha anh trách mẹ anh là: “Mặt
em nhăn nhó giống như khỉ ăn ớt nhiều
hơn là giống một người đang khóc!”
Mặc dù phong tục của người bắc cổ
xưa rất khắt khe và rắc rối đối với
con dâu, nhưng kể từ sau năm 1954, số lượng
người bắc di cư vào nam khá nhiều. Sự tiếp
xúc và hội nhập vào miền nam đă làm thay đổi
thành kiến của các bậc cha mẹ người bắc
khi có con dâu là người miền nam. Những cuộc t́nh
kết hợp giữa trai bắc gái nam càng ngày càng nhiều.
Người miền bắc sống trong nam cũng hiểu
rằng họ không thể đ̣i hỏi nàng dâu người
nam phải sống hoàn toàn theo phong tục của người
bắc, cũng như những nàng dâu người nam khi lấy
chồng bắc th́ họ cũng rất để ư mỗi
khi phải tiếp xúc với gia đ́nh bên chồng. Những
chàng trai người bắc lớn lên ở trong nam lần
lần rồi cũng nhiễm tính lè phè và sống một
cách ḥa đồng như những người dân miền
nam.
Một anh bạn người bắc của tôi kể lại
với giọng hết sức là tiếc rẻ khi cuộc
t́nh bắc nam của anh không thành: trong mỗi lần đến thăm
người con gái anh quen, anh đều được sự
đón tiếp một cách niềm nở và chân thành của
bà mẹ:
“Con vào đây chơi,
để Má đi lấy trái cây cho con ăn.”
Kể lại bằng cách nhái giọng người nam, mắt
anh lim dim, anh cố t́nh kéo dài chữ “Ma.a.á” mà theo anh diễn
tả nghe sao đậm đà và thân mật quá chừng. Sau
khi kể, anh chắc lưỡi như là tiếc nuối
kỷ niệm một mối t́nh đẹp trong cuộc đời
ḿnh.
Như tôi đă nói từ đầu, cái đáng yêu của
người con gái miền nam là sự mộc mạc và
đơn giản. Có thể tôi quá chủ quan và cố t́nh
bênh vực con gái miền nam v́ tôi là người miền
nam. Tuy nhiên nh́n tới nh́n lui, tôi thấy rất nhiều chàng
trai người bắc, sau khi sống một quăng đời
niên thiếu ở miền nam, đă không c̣n ngần ngại
bỏ lại con tim của ḿnh nếu gặp một nàng mộc
mạc yêu kiều nào đó. Bằng chứng, theo thống
kê mà tôi đếm được, lúc c̣n ở trung học,
rất nhiều thầy trẻ độc thân người
bắc, sau khi đổi về dạy tại trường
trung học Hoàng Diệu Ba Xuyên của tôi, chỉ vài năm
sau, một số đông các thầy đã bỏ lại
con tim của ḿnh tại nhà những cô học tṛ nho nhỏ
khá nhiều.
Nói tóm lại: nếu gái bắc khôn khéo, hiểu ư người;
gái Huế nhẹ nhàng lăng mạn, th́ người con gái miền
nam nhờ vào sự mộc mạc, đơn giản. Sự
mộc mạc đơn giản này, lúc đầu những
chàng trai người trung và bắc tưởng là quê mùa, nhưng
đến khi đă bỏ lại con tim của ḿnh rồi,
th́ họ mới biết đó là sự lợi hại của
những người con gái miền nam đó.
Ôi con gái cả ba miền tôi đều thấy rất dễ
thương, chỉ có mỗi một điều đáng
tiếc là khi
thương, tôi chỉ được quyền chọn một
mà thôi!
2011
Lạc Long Huỳnh Quốc Phú
(Hiền nội edit)