Chân Dung "Mẹ"
Thầy Nguyễn Ngọc Đường
Hôm nay, Chủ nhật ngày 3/5/15, chỉ còn một tuần nữa là đến ngày Lễ Mẹ tại Mỹ quốc,
thường được gọi là quê hương thứ hai của dân tị nạn chúng ta. Nhân dịp này, tôi hân hạnh tôn vinh một vài đức tính tuyệt vời của người Mẹ
kính yêu trong gia đình Việt Nam.
Viết về Mẹ
đúng ra, tôi không đủ khả
năng vì đề tài vốn tiềm ẩn một nội
dung xúc tích, bao la như đại
dương. Phần nữa tôi không phải là nhà văn thứ thiệt nên chỉ muốn viết phiếm, mục
đích để mua vui, giải
trí với các thân hữu và bà con khi trà dư tửu hậu mà thôi. Thêm nữa, đề
tài này khá phổ biến, nhiều
nhà văn nổi danh đã viết rất đầy đủ với
ý nghĩa phong phú, thâm sâu rồi, nên tôi không dám liều lĩnh
bước vào. Do đó
tôi sẽ tự
hạn chế, chỉ bàn nông cạn về một
vài đức tính cao quý, dễ thương
của người phụ nữ, đặc biệt là những người đã qua cầu làm Mẹ.
Thông thường, xưa nay
trong các bài viết, bài thơ, bài hát... tác giả hay ca tụng
đức hạnh của những bà Mẹ hiền để chị em phụ nữ noi
gương mà hành xử. Còn các bà Mẹ... khắc
nghiệt thì ít được nói tới vì sợ làm gương xấu, có hại cho những người nữ
còn trẻ, thiếu
kinh nghiệm trong cuộc sống nhiễu nhương này. Kiểm lại những bà mẹ, mệnh danh là hiền mẫu trong lịch sử, ở
địa hạt văn chương cũng như bình dân đều không phải là hiếm, nhưng tôi xin phép được bỏ qua,
không kể ra đây để khỏi mất
thời gian. Bây giờ, ta hãy thử phân loại và bàn sơ sơ về cách đối xử với
con cái trong gia đình của các bà mẹ VN. Tôi xin
được tản mạn về Mẹ hiền, Mẹ khôn ngoan và Mẹ dại khờ.
Theo Thánh Kinh, Chúa đã tạo thành người nữ từ
cái xương xườn của
người nam và hình như
Chúa có kèm lời khuyên: "Con
hãy hiền
như chim bồ câu, nhưng
phải khôn như rắn". Tuy nhiên tôi là người ngoại
đạo nên không chắc 100% là Chúa đã phán như thế? Còn Bố già PD thì đã
diễn tả
chi tiết hơn trong ca khúc "Em hiền như ma
sơ " (thơ Nguyễn Tất
Nhiên). Tôi đoán, theo ý tác giả, thì ta phải hiểu ngầm là "ma sơ" không những hiền mà còn phải... dễ thương nữa mới là đủ tiêu chuẩn! Ngoài ra đã là
Mẹ hiền
thì những đức
tính tốt nhất trên thế gian dĩ nhiên Mẹ phải sở hữu gần hết,
khỏi phải kể ra cho tốn giấy mực. Bây giờ để tiếp nối bài viết, tôi xin chuyển qua nói về người Mẹ khôn ngoan.
Theo tôi, Mẹ hiền
chưa chắc đã là người Mẹ khôn ngoan, có khi còn khờ nữa
cơ đấy. Trong một gia đình, nói chung, tình cảm của Mẹ
thường phân chia đồng đều
cho các con vì con nào cũng là con cả! Nhưng
như thế, theo tôi lại không được công bằng vì con có đứa đẹp,
đứa xấu, đứa ngu dốt, thông minh hay khuyết tật...
linh tinh đủ thứ trên đời. Nếu ta cứ
máy móc làm cái tính chia thì tội nghiệp
cho những cháu bất hạnh luôn ở vào thế yếu. Thế
rồi còn "Luật bù trừ " nữa, phải đem ra thực
hiện cho hợp tình hợp lý chứ! Nói tóm lại người
Mẹ phải đủ khôn ngoan, thông
minh và có tấm lòng nhân ái để tùy nghi xử sự, theo từng
tình huống, ngõ hầu đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi
người trong gia đình.
Để tiếp tục,
tôi xin bước qua người
Mẹ dại khờ. Người Mẹ tuy hiền thật
nhưng lại có thể... khờ dại,
trường hợp này cũng
thường xảy ra, nhất là trong gia
đình người tỵ nạn. Tôi còn
được nghe truyền khẩu cụm từ "Mẹ dại,
con khôn" trong dân gian. Có lẽ Thượng
Đế cũng thương tình nên áp dụng "Luật
bù trừ" cho cả
hai mẹ con. Giả thử nếu cùng nhất trí... dại cả thì mẹ con dắt nhau đi ăn mày cả lũ hay sao? Than ôi, nếu rơi vào tình trạng bất hạnh này thì gia
đình dễ lủng củng lộn xộn lắm. Lũ con khôn tha hồ khai thác lợi dụng người Mẹ kính yêu. Thế rồi chúng còn kèn cựa, ganh tị,
đánh nhau để dành phần hơn. Mẹ dại bất lực,
chỉ có nước năn nỉ
van xin và ngồi khóc thôi! Trời ơi sao tôi lại khổ thế này, hở giời!
Bây giờ đến phần kết, tạm
gọi là bonus: "Người đàn bà... rẻ tiền"
Hình như nhà văn BBT, trong một tình huống nào đó
đã định nghĩa: Mẹ là người đàn bà rẻ tiền, thật là dí dỏm và rất sát nghĩa. Theo thiển ý, "rẻ tiền"
ở đây có nghĩa là dễ nhờ, dễ
sai và lúc nào cũng vui vẻ sẵn sàng.Thử hỏi trên thế gian này có người đàn bà nào luôn tự nguyện
đáp ứng mọi nhu
cầu của con cái mà không hề ngại công sức? Người đàn bà nào chỉ biết tận
tụy, hy sinh để mang lại hạnh phúc cho gia đình mà không quan tâm đến sự hưởng
thụ? Theo tôi, chắc chỉ
độc nhất có một người,
đó là Mẹ!
Thầy Nguyễn Ngọc Đường