Quê tôi làng Đại Ngăi
Phạm Bá Hoa
Bài này tôi viết riêng cho
đặc san “Gió Nam”, tiếng nói của bà con đồng
hương Sóc Trăng-Bạc Liêu-Cà Mau tại Houston năm
1999, và cập nhật vài con số vào đầu năm
2008.
Tôi chào đời năm
1930 tại làng Đại Ngăi, quận Kế Sách, tỉnh
Sóc Trăng. Năm tôi 15 tuổi, Ba Má tôi dọn về Nha
Mân, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc. Nơi đây là quê
Nội. Ba tôi được sinh ra và lớn lên tại
miền quê này, nhưng do nghề nghiệp phải
chuyển xuống Băi Xàu, sau đó lại chuyển ra
Đại Ngăi. Tôi tốt nghiệp khóa "V́ Dân"
tức khóa 5 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ
Đức hồi đầu năm 1955, nhưng Bộ
Quốc Pḥng gởi 240 sinh viên lên học nhờ
Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt, v́ trường
Thủ Đức không đủ cơ sở.
Đơn vị đầu
tiên của tôi là Tiểu Đoàn 510 Khinh Quân đồn trú
tại Vĩnh Long. Sau đó nổi trôi lên Cheo Reo, Catecka
(cả hai thuộc tỉnh Plei Ku), Kontum, rồi Dục
Mỹ (Nha Trang), Sa Đéc, Cần Thơ,
và Sài G̣n. Năm 1972, tôi phục vụ tại Bộ Chỉ
Huy 4 Tiếp Vận đồn trú ở Cần Thơ, khi
đến thăm đơn vị Tiếp vận ở
Sóc Trăng (lúc bấy giờ tên gọi là Ba Xuyên), tôi ra
Đại Ngăi trong vài tiếng đồng hồ
để thăm lại nơi "chôn nhao cắt rún"
của ḿnh. Như vậy, tôi rời Đại Ngăi năm
1945 (15 tuổi), 27 năm sau (năm 1972) mới có dịp
quay lại làng xưa, và măi 27 năm sau nữa (1999), tôi
mới viết lại từ kư ức.
Sở dĩ phải dài ḍng
như vậy để mong bà con cùng quê hiểu và thông
cảm cho tôi về những địa danh, con
người, cùng những sự kiện mà tôi viết trong
bài này, chắc chắn có nhiều sai sót. Bởi v́ khơi
lại trí nhớ của gần 60 năm trước mà
không có nhiều cơ hội cập nhật những
đổi thay, hiển nhiên là không thể nào tránh được.
Nhưng cho dù thời gian có làm biến đổi không gian
nơi ấy thế nào đi nữa, th́ Đại Ngăi
vẫn luôn luôn là dấu ấn đầu đời
của tôi, một dấu ấn của thời thơ
ấu, của tuổi học tṛ bập bẹ a, bờ
(b), cờ (c), .... Một dấu ấn
mà mỗi khi nghĩ đến, từ nơi sâu lắng
của tâm hồn người xa xứ xa làng, chợt
gợi lên niềm xao xuyến mênh mông! Năm nay (2010) tôi 80
tuổi, nhưng vẫn tin là tôi có cơ hội hít thở
lại cái không khí xa xưa, nơi c̣n có tên gọi "Vàm
Tấn" dù rằng tôi đang cách xa quê hương
đến nửa ṿng trái đất. Tôi vững tin như
vậy.
***
Đại Ngăi gối
đầu lên bờ nam Sông Bassac, duỗi ḿnh về
hướng Sóc Trăng. "Xương sống"
của Đại Ngăi là con đường Đại Ngăi
- Sóc Trăng dài 19 cây số, và "mạch sống"
của Đại Ngăi là sông Vàm Tấn (?) có
đoạn gần như song song với tỉnh lộ.
Khoảng giữa tỉnh lộ Sóc Trăng - Đại
Ngăi có một thị trấn nhỏ tên "Dang Cơ".
Phần lớn cư dân nơi đây là người
Việt gốc Cam-Bốt và người Việt gốc
Hoa. Đường trải đá ḥa trong lớp nhựa
mỏng nên mặt đường nhiều loang lỗ. Hai
bên đường có hàng cây tràm với dáng ngoằn ngoèo
cung cấp một ít bóng mát. Khi lá rụng xuống làm cho
nước ruộng có màu vàng sậm. Cuối
đường là bờ sông Bassac, có chiếc cầu tàu
trên phao nổi nhưng chẳng mấy khi có tàu cặp vào
đây.
Con sông dẫn vào Ngă Tư,
từ đây, rẽ phải vào Sóc Trăng, rẽ trái
xuống Rạch G̣i Tổng Cán thuộc quận Long Phú,
nếu đi thẳng sẽ đến Cổ C̣, rồi
Bạc Liêu, Cà Mau. Từ vàm sông Bassac vào, bên phải là
Đại Ngăi, tiếp đến là Sóc Thép, bên trái là làng
Long Đức, sâu vào trong là Long Hưng. Long Đức và
Long Hưng thuộc quận Long Phú phía bờ biển. Nhà ba
má tôi ở Long Đức (gần bờ sông Bassac) nhưng
gắn bó với Đại Ngăi hơn, bởi Long
Đức bên này sông c̣n Đại Ngăi bên kia sông mà bên kia
sông có chợ, có phố, có Nhà Việc (tức trụ
sở Xă), có ngôi trường cũ kỹ, có Chùa Bà rêu phong,
có nhà giây thép (tức bưu điện) nho nhỏ khang
trang, có chiếc cầu tàu, và có bến xe đ̣ vừa thô
sơ vừa bé nhỏ. Nói chung, gia
đ́nh ba má tôi sống bên Long Đức nhưng phần
lớn sinh hoạt bên làng Đại Ngăi.
Xin nhắc lại đôi
nét về sông Bassac chảy trên đầu làng. Sở dĩ
tôi nói đến tên xưa cũ Bassac v́ tôi muốn
được sống lại thời thơ ấu, cái
thời mà tên gọi Bassac thường thấy trong sách
học, thường viết trên trang giấy học tṛ,
thường nghe qua lời dạy của Thầy Cô
nhất là Thầy Nguyễn Văn Tốt, và Bassac đă
"thường trú" trong tâm hồn thơ dại
tuổi học tṛ của tôi từ nửa đầu
thế kỷ 20. Bassac là một trong hai nhánh của sông
Mékong, bắt nguồn từ xứ Tây Tạng, dài
khoảng 4.200 cây số. Sông Mékong chảy qua Trung Hoa, biên
giới Lào, Thái Lan, Cam Bốt, và khi vào Việt Nam chia làm 2
nhánh với tên gọi Mékong (tức Sông Tiền hay Tiền
Giang) và Bassac (Sông Hậu hay Hậu Giang). Cả hai nhánh sông
Mékong và Bassac đổ ra Biển Đông qua 9 cửa sông,
là: Cửa Đại, Cửa Tiểu, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ
Chiên, Cung Hầu (của nhánh sông Mékong), Định An, Ba
Thắc, và Tranh Đề (của nhánh sông Bassac). Tên
"Cửu Long" có thể do phiên âm từ tiếng Pháp
(Mékong) sang tiếng Việt, mà cũng có thể do 9 cửa
sông (Cửu Long, theo Hán Việt là "9
Con Rồng") mà có tên đó chăng? Sông Mékong vừa dài
vừa chảy ngang những vùng nhiều mưa nên lưu
lượng trung b́nh lên đến 90.000m3 trong mỗi giây
đồng hồ. Cũng trong mỗi giây đồng
hồ, ḍng sông này chuyên chở đến 15 phần 10.000
(15/10.000) trọng lượng phù sa
bồi đắp cho vùng đồng bằng Cửu Long
ngày thêm trù phú, trong đó có quê tôi "làng Đại
Ngăi".
Nói đến làng xă
miền quê, đầu tiên phải nói đến ngôi
chợ. V́ chợ, là nơi mà già trẻ lớn bé trong làng
thường gặp nhau mỗi sáng, là nơi trao
đổi mua bán những mặt hàng của chính dân làng
tạo nên, cùng những mặt hàng do các miền khác hay
tỉnh khác sản xuất, kể cả hàng ngoại
quốc. Nói chung, chợ là nơi sinh
hoạt rộn ràng tiêu biểu cho sức sống của bà
con trong làng về kinh tế, văn hoá, xă hội, và t́nh
cảm.
Chợ Đại Ngăi,
kiểu hai mái xuôi xuống hai bên hông, đ̣n dông đâm ra
hướng bờ sông, nơi có bến đ̣ chèo của
ông bà Năm Chắc. Chèo đ̣ đưa khách qua lại
giữa bờ Long Đức với bờ Đại Ngăi
là hai con gái của ông bà mà tôi gọi là cô Năm cô Sáu. Hai bên
hông chợ có 2 dăy phố liên kế, dăy bên trái (từ
bến đ̣ nh́n lên) nhiều căn phố hơn v́ dăy
phố từ bên hông Nhà Việc ra đến con
đường lót gạch sát bờ sông, trong khi dăy bên
phải chỉ từ bên hông Nhà Việc (La Commune)
đến ngang mặt trước của chợ. Con
đường lót gạch dọc theo
bờ sông có dăy phố liên kế, tuy "tuổi
đời" ngang nhau nhưng tương đối
sạch sẻ hơn hai dăy bên hông chợ. Cả 3 dăy
phố đều là tiệm bán đủ các loại hàng
cho nhu cầu b́nh thường của dân làng, từ hớt
tóc, may áo quần, chạp phô, tạp hóa, tiệm ăn,
tiệm thuốc bắc, thuốc tây, đến tiệm
rượu, có cả tiệm hút thuốc phiện nữa.
Hầu hết các chủ
tiệm đều là "khách trú" mà dân làng
thường phát âm thành "các chú". Dù là "khách
trú" hay "các chú", cũng là người Trung Hoa làm
ăn sinh sống nơi đây, có người trải qua
nhiều thế hệ. Trong nhà lồng chợ và khu
đất rất rộng trước chợ có trải
đá lởm chởm, bày bán đủ thứ hàng hóa,
từ vải vóc dép giày, thịt cá, tép tôm, rau cải,
đến bánh trái, hoa quả, mắm muối gạo
nếp, ..v..v...
Họp chợ từ khoảng bốn năm giờ sáng
đến trưa th́ tan dần, nhưng bà con trong nhà
lồng chợ vẫn bán hàng đến tối mới thu dọn. Dọc hai bên khu chợ từ
bờ sông vào đến Nhà Việc, là hai hàng "cây
cồng" lớn bằng hai người ôm, nhờ tán
cây rộng nên khu chợ có bóng mát suốt ngày. Trái cồng
lớn hơn trái "ô môi", vỏ màu đen và thịt
cũng màu đen.
Nhà Việc -về sau
gọi là trụ sở Xă- tọa lạc ngay cuối nhà
chợ với khoảng cách độ 20 thước, là
nơi Ban Hội Tề làm việc. Ban Hội Tề
gồm 12 vị mà dân làng dùng tên gọi chung
một cách kính trọng là những "chức sắc"
trong làng. Ban Hội Tề hay Hội Đồng
Hương Chức, theo thứ tự từ cao xuống
thấp như sau: Hương Cả, Hương Chủ,
Hương Sư, Hương Trưởng, Hương
Chánh, Hương Giáo, Hương Bộ, Hương Thân, Xă
Trưởng, Hương Hào, Chánh Lục Bộ. Xin lỗi
là vị thứ 12 tôi không nhớ. Hương Cả
đứng đầu Hội đồng hương
chức, với sự phụ tá của Hương Chủ
và hai vị cố vấn là Hương Sư, Hương
Trưởng. Hương Chánh lo về cầu
đường, Hương Giáo lo về giáo dục,
Hương Quản lo về an ninh, Hương Bộ
trách nhiệm lưu giữ sổ sách. Ba vị Hương
Thân, Hương Hào, và Xă Trưởng họp thành Ban
Chấp Hành Thường Trực, Riêng Xă Trưởng trách
nhiệm thuế má, và Chánh Lục Bộ lo về khai sanh,
khai tử, hôn thú. Các vị hầu hết đều có
chữ Hương đứng đầu, v́ Hương
cũng có nghĩa là “làng”.
Ngay sau lưng Nhà Việc có
con đường thẳng và con đường ngang
trải đá lởm chởm, nơi đây có bến xe đ̣. Nói là bến xe cho oai chớ thật
ra chỉ có 1 chiếc xe đ̣ nhỏ cũ kỹ của
bác Hai Tắc, chở độ 10 hành khách là "chú lơ
xe" chỉ có cách đứng đàng sau lắc qua
lắc lại theo "điệp khúc khiêu vũ"
mỗi khi bác tài xế tránh ổ gà. Đường
thẳng nối vào tỉnh lộ khi cách Nhà Việc
chừng 300 thước, từ đây quẹo trái vào Sóc
Trăng, quẹo phải sẽ đến đồn
cảnh sát, kế đó là ngôi
trường sơ cấp. Con đường đến
bờ sông, cuối đường là cây cầu tàu, ṿng qua
trái khoảng vài trăm thước là đến nhà giây
thép có cây phượng vĩ đỏ
rực khi vào mùa băi trường. Cũng từ cuối
đường, nếu ṿng qua phải, cặp theo bờ
sông Bassac vào sông Vàm Tấn đến bến đ̣ ông bà
Năm Chắc. Trên đoạn đường này có 4 hay 5
ngôi nhà nền đúc khá cao, khi đến gần chợ có
Chùa Bà do bà con "khách trú" xây cất thờ
phượng. Mỗi năm cúng một lần thật
lớn trong 3 ngày liên tiếp. Có mướn đoàn "hát
bộ" Việt Nam đến hát toàn những vở
tuồng dựa theo truyện dă sử
Trung Hoa. Không phải chỉ riêng người "khách
trú" lễ bái, mà bà con trong làng tham dự đông lắm,
sân chùa lót "gạch tàu" (3 tấc vuông mỗi
miếng gạch), rất rộng, nhưng chẳng c̣n chỗ
trống.
Từ bến đ̣ ông
Năm Chắc theo bờ sông vào trong, qua
khỏi khu phố liên kế hai tầng vừa buôn bán
vừa là nhà ở, đến chiếc cầu ván nhỏ
h́nh ṿng cung. Trước khu phố này là khoảng sân lót
gạch rất rộng, những ngày trước Tết
Nguyên Đán, sân này trở thành khu chợ Tết buôn bán
suốt ngày cho đến nửa đêm mới tan,
để rồi bốn năm giờ sáng rộn ràng
trở lại. Khỏi cầu là khu phố liên kế
một tầng sát đường, là nhà ở chớ không
buôn bán. Khỏi khu nhà này là một nhánh đường trải
đá nối từ tỉnh lộ ra đến bờ sông.
Từ đoạn này tiếp tục theo
bờ sông vào trong, có 3 ngôi nhà nền đúc cao, với khuôn
viên rất rộng, có hàng rào song sắt bao quanh. Ngôi nhà
đầu tiên là của một người "Tây lai"
làm việc ở Sóc Trăng, ông ta có chiếc xe
du lịch "Traction 15" do Pháp sản xuất. Thuở
ấy chủ nhân của loại xe này phải là
người rất giàu, tuy chưa giàu "nứt
đố đổ vách" như những nhà giàu xưa
trong quyển “Nam Kỳ lục tỉnh” của tác giả
Hứa Hoành, nhưng cũng đủ làm cho dân làng kính
nể sự giàu có của họ. Thành ngữ "nứt
đố đổ vách" có lẽ để chỉ
thời ấy đo lường mức độ giàu có
tính bằng đất ruộng mà kết quả của
đất ruộng cho nông dân mướn canh tác là trả
bằng lúa. Nơi trữ lúa gọi là "kho lúa" hay
"bồ lúa" hoặc "lẩm lúa" làm bằng
cây và ván. Mà trữ lúa quá nhiều đến mức cây ván
chịu không nổi phải bung ra đổ xuống. Ư nói,
người chủ ở miền quê rất giàu.
Phía bên Long Đức,
từ vàm sông Bassac vào khoảng 2 cây số có đến 3
nhà máy xay lúa: Một tại đầu vàm, cách chừng 500
thước là cái thứ nh́ hiệu Vĩnh Hưng, và xa vào
phía trong là nhà máy loại lớn mà bà con gọi là "nhà máy
lửa". Nhà máy chạy suốt ngày suốt đêm
suốt tuần suốt tháng, cung cấp gạo cho các ghe
chài chở lên Sài G̣n bán cho các vựa ngũ
cốc trên đó. Sở dĩ gọi là "nhà máy
lửa" v́ năng lượng cung cấp cho nhà máy không
phải bằng dầu cặn mà là "hơi
đốt" lấy từ trong trấu.
"Trấu" do nhà máy xay lúa thành gạo, vỏ lúa trở
thành trấu, chuyển vào ḷ đốt biến thành năng
lượng cung cấp cho nhà máy. Loại năng
lượng này chẳng tốn kém bao nhiêu nhưng bụi
trấu bay lan khắp vùng. Chắc là do
ánh lửa thoát lên khỏi ống khói thật cao, nên bà con gọi là "nhà
máy lửa" chăng? Trước khi đến "nhà
máy lửa" có một khu nhà lá khoảng chục căn,
nơi đây gọi là "hăng dầu". Cho
đến năm 1945, lúc ấy tôi 15 tuổi, chẳng có
hăng dầu nào cả mà chỉ có 2 cái bồn chứa
dầu loại nhỏ, ẩn trong khu vườn chuối
bên cạnh khu nhà. Không rơ do nhu cầu nào mà có "hăng
dầu" nơi đây, chớ khi tôi biết th́ 2 bồn
này trong t́nh trạng "về hưu" mà mỗi lần
đi ngang tôi phải chạy cho nhanh, v́ quá vắng vẻ.
Nói cho đúng là tôi "sợ ma". Trong khu nhà cạnh
"hăng dầu" có hai chị chuyên bán gạo lẻ
ở chợ -chị Hai Nuôi và chị Ba Dư-
thường cho tôi quà bánh mỗi khi gặp tôi vào chợ
mua xôi bánh phồng ăn đi học buổi sáng.
Ngôi trường làng
Đại Ngăi khá khang trang. Tường gạch lợp
ngói, nền cao ngang đầu tôi. Có hàng rào chung
quanh, cổng vào h́nh ṿng cung, có 2 hàng chữ: Hàng trên
"École Élémentaire de Dai Ngai", hàng dưới
"Trường Sơ Học Đại Ngăi".
Trường có 3 lớp học và 1 văn pḥng. Xa về bên
trái (từ cổng nh́n vào) có gian nhà lợp ngói vách ván,
một pḥng làm "căn tin" c̣n pḥng kia
là kho để nhiều vật dụng khác nhau. Sau
trường là đám bông ngải, có lối đi tắt
ra chợ. Sân trường phía trước, ngang độ
vài chục thước và dài trên dưới 50
thước.
Năm 7 tuổi, tôi vào
lớp Đồng Ấu (Enfantin). Tiền ăn
đi học của tôi được ba xu, gồm hai xu
buổi sáng mua xôi bánh phồng của cô Bảy
trước khi đến trường, và buổi
chiều một xu mua nước đá nhận. Cuối
tháng mẹ tôi trả 1 lần. Tuần đi học 5 ngày,
ngày học hai buổi, thứ năm và chủ nhật
nghỉ.
Khi học lớp Dự
Bị (Préparatoire), tôi và các bạn lập 2 đội banh.
Giữa buổi học sáng với chiều, đám cầu
thủ tí hon chúng tôi cứ cơm trưa xong là đến
trường đá banh. Sân trường trở thành
"vận động trường", c̣n banh th́ chia nhau
"ăn cắp bưởi"
vườn nhà hoặc vườn hàng xóm. Đem
bưởi hơ lửa cho mềm mềm rồi dùng giây
chuối quấn nhiều ṿng để đá được
năm bảy trận. Đá xong, kéo nhau ra cầu tàu
tắm. Cô bạn Yến của tôi (con của cô Bảy bán
xôi) thỉnh thoảng cung cấp bưởi cho đội
banh và cung
cấp xôi cho tôi ăn trước giờ học chiều.
Cả hai thứ đều do cô ta ăn
cắp ở nhà, cũng v́ vậy mà thỉnh thoảng
bị ông anh bắt gặp là "bộp tai" lia
lịa. Năm 1951, anh của Yến là cảnh sát Quận
5, tôi có đến thăm cô bạn ngày xưa và ông anh cô ta.
Về sau tôi không rơ. Chẳng biết bây giờ "Chị
bạn già" của tôi hay con cháu của Chị có
đọc được đoạn này không nhỉ?
Thầy Nguyễn Văn
Tốt dạy tôi ở lớp nhất trường làng
(Élémentaire). Nhà Thầy ở căn thứ nh́ trong dăy
phố liên kế bên hông phải Nhà Việc. Tôi
được Thầy chọn viết trên bảng đen.
Thầy nói tôi viết chữ nhỏ, ít choáng chỗ.
Đến giờ "chính tả", tấm bảng
đen hạ xuống để cạnh bàn học
đầu tiên, Thầy Tốt đọc và tôi viết trên
bảng cùng lúc với cả lớp viết vào tập.
Hết bài, bảng đen đưa lên chỗ cũ, tôi
về chỗ và viết vào tập. Nếu viết sai trên
bảng th́ trong tập chính tả của tôi cũng sai
như vậy. Giờ "bài làm" cũng thế.
Tôi đi thi ở Sóc Trăng.
Ba tôi định gởi tôi ở nhờ nhà người
bạn rất thân có cùng sở thích xem đấu vơ đài,
nhưng Thầy Tốt bảo để Thầy gởi
ở nhà người bạn của Thầy gần
trường thi. "Việt Nam Sơ Đẳng Tiểu
Học Văn Bằng", đó là văn bằng mà tôi
được cấp sau mùa thi năm 1940 với 2 bài
tiếng Pháp và 3 bài tiếng Việt.
Năm 1964, lúc ấy tôi
phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu, do t́nh
cờ bạn tôi biết t́nh trạng Thầy Tốt và anh
cho tôi hay Thầy đang bệnh. Tôi t́m đến Thầy
trong khu nhà khoảng giữa Cầu Bông với Ty Công Chánh
Gia Định. Tuần sau tôi trở lại thăm
nhưng Thầy đă dọn đi nơi khác, và từ
đó tôi không có tin tức ǵ về Thầy nữa.
Đại Ngăi cũng
như Long Đức, không có những khu vườn
trồng cây ăn trái để chở lên Sàig̣n bán, ngoài 3
nhà máy xay lúa kể trên không có nhà máy biến chế sản
phẩm ǵ khác, đất ruộng không thể gọi là
"c̣ bay mỏi cánh chó chạy vẹo sườn"
như phần lớn các xă khác của tỉnh Sóc Trăng,
nên bà con trong làng phần lớn sống với nghề
"hạ bạc", một nghề được xem
là thu lợi không nhiều nhưng rất nhọc nhằn
nguy hiểm.
Những bạn học ngày
xưa. Tôi chỉ c̣n nhớ nổi vài bạn học:
Yến, con của cô
Bảy bán xôi bánh phồng trong buổi chợ sáng.
Tuyết -có biết danh
Tuyết móm- con bác Ba chủ nhà máy xay lúa Vĩnh Hưng,
ở khoảng giữa vàm sông với nhà máy lửa. (Năm
1967, khi tôi giữ chức Tỉnh Trưởng Phong Dinh, Bác
Ba có nhà thuốc tây tại Cần Thơ. Vợ chồng
tôi có dùng cơm với Bác và chị em của bạn
Tuyết móm).
Đạt -có biệt danh
là Đạt kḥm- con ông bà chủ nhà máy xay lúa ngoài vàm sông.
Đạt kḥm, v́ bạn có tật lưng nhưng là
"chúa" trêu chọc bạn bè, mà tôi là "nạn
nhân" thường trực của bạn. Bạn
thường cọ hai ngón trỏ vào nhau có ư ghép tôi với
cô bạn Yến.
Luông -có biệt danh là Luông chấm phết- con bác Bảy làm
Cảnh Sát. Bạn Luông có tật chân, một chân đi b́nh
thường c̣n chân kia (dường
như là chân trái) kéo lê.
Trí -có biệt danh là Trí banh mousse- dẫu sao th́ bạn
cũng là con của bác Hai Tắc chủ xe đ̣, nên có trái
banh mousse đá êm chân lắm, nhưng không bao giờ cho
mượn trong khi "đội banh" bọn tôi đá
toàn banh bưởi.
Và Định, ở gần nhà máy lửa.
Trong số đông bạn
thân của Ba Má tôi, tôi chỉ nhớ có bác Tư Quư. Bác
chuyên làm nghề "đóng đáy". "Đóng
đáy" cũng như những công việc đánh
bắt cá được gọi chung là
"nghề hạ bạc". Bác có "miệng
đáy" hay "giàn đáy" trên sông trước nhà ông
Tây lai. "Đáy" chung qui cũng là
lưới chận bắt cá tôm trên sông. Xin h́nh dung, hai cây
cột thật dài được cắm sâu dưới
ḷng sông, và chiều dài phải cao khỏi mặt sông lúc
nước lớn đầy để treo hai ngọn
đèn cho ghe xuồng ban đêm thấy mà tránh. Khoảng
cách giữa hai cây cột cũng khoảng 10 thước
hoặc hơn. "Đáy" là một cái miệng
gần như h́nh vuông, bốn góc của miệng đáy
cột vào đầu trên và đầu dưới của
hai cây cột, lưới đáy từ miệng nhỏ
dần đến cuối "đáy" cột vào cái
"đụt". Khi nước ṛng, cá tôm và mọi
thứ khác theo ḍng nước trôi vào
miệng đáy, sẽ lọt vào cái đụt. "Cái
đụt" h́nh tṛn với đường kính
độ bốn hay năm tấc và dài khoảng một thước
rưởi, đít túm lại. Đụt làm bằng thanh
tre mỏng, đan kín để giữ cá tôm trong đó.
Phần "lưới đáy" ngay trước đầu
cái đụt có sợi giây tḥng lọng mà đầu giây
cột ở trên ghe, khi kéo đụt lên th́ giây tḥng
lọng thắt cổ lưới (cá tôm không thoát ra),
gọi là "đổ đụt". Bắt cá tôm xong, đụt
được thả xuống ḍng nước lại. Nhà
ở của gia đ́nh bác là chiếc ghe, và nghề
nghiệp của bác cũng nằm gọn trên chiếc ghe
đó. Con gái lớn của bác tôi gọi là chị
Xuyến, c̣n con trai kế học chung
với tôi nhưng tôi quên tên.
Sông Đại Ngăi vào mùa
"nước lợ" -v́ nước sông Bassac hạ
xuống nên nước biển tràn vào pha
trộn thành nước mằn mặn- có những ghe
chở nước ngọt chèo dọc theo sông để bà
con "đổi nước" uống và nấu ăn.
"Đổi nước" là cách dùng chữ cho nhẹ
tai, chớ thật ra lúc ấy "nước ngọt
cũng là món hàng" đem bán cho bà con vùng nước
lợ tiêu thụ. Sản phẩm đặc biệt là
"cá lẹp". Cá lẹp trắng và cá lẹp huyết.
Gọi là "cá lẹp huyết", chẳng qua văy
của nó màu vàng vàng có chút phơn phớt màu hồng trên
đó chớ không đến mức đỏ ḷm mà gọi
lẹp huyết. Thịt nó rất ngọt nhưng phải
cái tội là xương nhiều lắm. Ăn
ngon nhất là luộc, gói bánh tráng chấm nước
mắm. Ai sợ xương là không cách ǵ thưởng
thức được.
Nói đến cá lẹp mà
quên một giống cá cũng đặc biệt không kém,
th́ chưa phải là dân làng Long Đức-Đại Ngăi.
Đó là "cá cháy", một giống cá nấu canh
mẵn ăn với bún là tuyệt
diệu đến mức không bao giờ quên dù chỉ
một lần thưởng thức. Người đi
lưới chỉ đánh bắt được cá cháy trên
sông Bassac đến ngang Trà Ôn khoảng giữa tháng hai âm
lịch. Đây là thời gian cá vào vùng nước này
để đẻ, cho nên lúc ấy bộ trứng
của nó nặng hơn thân. Đầu năm 1955, khi
đại đội tôi đồn trú tại Trà Ôn, tôi có
dịp được ăn lại món
canh mẵn cá cháy với bún, do Bà Bảy chủ tiệm cà
phê bên hông trái chợ Trà Ôn nấu. "Cá cháy kho rệu"
có hương vị tuyệt diệu khác. Cá phải kho với
mía lau và kho khoảng 10 tiếng đồng hồ, lúc
ấy xương mềm như bột mà là loại
bột rất bùi, ăn luôn thịt cá lẫn xương
cá. Nhưng từ đầu những năm 1960, không
một ngư dân nào bắt
được cá cháy nữa. Cũng có thể v́ cá bị
đánh bắt trong mùa đi đẻ mà giống cá
đặc biệt này tuyệt chủng chăng?
Viết đến đây
bỗng dưng tôi nhớ đến chú Tư Tỵ,
cũng là bạn thân của Ba Má tôi. Chú đậu bằng
"Cao Đẳng Tiểu Học" khoảng tôi mới
đi chập chững, nhưng ít năm sau đó chú bị
mù nhưng tôi không rơ nguyên nhân. Vợ chú ở rạch
Mương Điều, khoảng giữa sông Vàm Tấn (?)
với cầu Mương Điều trên tỉnh lộ
Đại Ngăi - Sóc Trăng. Vợ chồng chú có hai con trai,
đứa lớn tên Louis, đứa nhỏ tôi không
nhớ. Chú Tư Tỵ đàn ḱm (đàn 2 giây) rất
"mùi". Khi tôi học "lớp nhất trường
làng", chú thường nhờ tôi viết thư
gởi cho cô bạn cũ ở trên Sài G̣n. Ngược
lại chú dạy tôi ca vọng cổ. Dường như
lúc ấy tôi ca nghe chừng không tệ lắm, nên bà con
thường xin ba má tôi cho tôi theo chú
Tư Tỵ và vài cô chú nữa, cùng đàn ca trên sông vào
những đêm trăng sáng. Cả nhóm dùng chiếc tam
bản, cứ nước lớn khoảng nửa
chừng th́ lững thững trôi vào, nước ṛng lại
trôi ra. Ban đêm thanh vắng, mặt sông chuyển âm thanh
tiếng đàn câu hát vừa xa vừa nhẹ nhàng thanh thoát
hơn trên bờ. Khi trôi ra đến "miệng
đáy" của bác Tư Quư là cặp vào "nhà" bác,
chờ đổ đụt là mua tép bạc luộc
cuốn bánh tráng chấm nước mắm. Nói là mua
chớ chẳng mấy khi trả tiền v́ thường
là bác cho và cho rất nhiều. Lúc ấy chỉ có quai hàm làm
việc, c̣n đàn ḱm và đàn gáo treo lên hai cột chèo.
Năm 1955 cho đến 1957, tôi vẫn c̣n ca vọng cổ
v́ Trung sĩ Nguyễn văn Út -thư kư
đại đội- là tay đàn guitare cổ nhạc
rất cừ tại Trà Ôn. C̣n bây giờ, chỉ có ...
ậm ừ thôi.
Nói là cuốn tép luộc
chấm nước mắm nhưng riêng tôi th́ chấm ...
muối tiêu. Không hiểu nguyên nhân ra sao mà tôi (thuở
nhỏ) rất sợ nước mắm. Năm 1938,
trước khi sang nhà bảo sanh Đại Ngăi sinh cô em
thứ năm, má tôi nhờ bà Ba Động nấu cơm
cho tôi và em trai tôi ăn. Đi học về thấy dĩa
nước mắm bên cạnh tô canh chua là khóc rấm ra
rấm rứt. Bà Ba Động dỗ măi không xong, bà
phải chạy sang nhà bảo sanh hỏi má tôi. Khi trở về
bà dẹp dĩa nước mắm và cho tôi tí muối tiêu.
Mọi việc trở nên b́nh thường. Ăn
xong là ôm cặp qua trường đặng ... đá banh v́
trễ giờ thường lệ. Tôi vẫn ăn
muối tiêu với bất cứ món ăn nào cần
nước mắm, măi đến năm 1955 ... khi
"quen" với cô con gái cưng của ông bà chủ hăng
nước mắm ở Vĩnh Long mới bắt
đầu ăn nước mắm, nhưng chút chút thôi.
Từ đầu năm 1958, có lẽ do "cảm mến
sự hi sinh cao cả của tôi" khi bỏ muối tiêu
mà ăn nước mắm, nên cô ta cùng
tôi "kư giấy cam kết" dùng chung một tên suốt
đời. Bây giờ (năm 2010) là Bà Nội Bà Ngoại
của 9 cháu mà cháu gái lớn nhất sắp tốt
nghiệp đại học Texas tại Austin (UoT at Austin)
vào cuối tháng 5 này (2010), cháu gái thứ nh́ đang học năm thứ hai
đại học Houston.
***
Những tháng đầu
năm 1972, lúc ấy tôi phục vụ tại Bộ
Chỉ Huy 4 Tiếp Vận đồn trú ở Cần
Thơ. Nhân chuyến đến thăm Đại
đội Hành Chánh Tiếp Vận Tiểu Khu Ba Xuyên (Sóc
Trăng), tôi với anh Đại Úy Sơn Sâm lái xe jeep ra
thăm Đại Ngăi trong khoảng hai tiếng
đồng hồ. Đầu tiên là tôi đến thăm
trường học. Bước vào lớp 3 (tức
lớp élémentaire ngày trước), chào cô giáo xong, bỗng
dưng tôi thấy như ḿnh bé lại khi nh́n vào vị trí
chiếc bàn và cái băng ngồi ngày xưa, tất nhiên
không phải là cái bàn cũ cái băng cũ, nhưng đó
là chỗ ngồi rất quen thuộc của tôi. Sự xúc
động và có thể có một chút ngớ ngẩn nào
đó của tôi, làm cho cô giáo trẻ ngạc nhiên. Sau đó
cô giáo thật vui, khi biết "một học tṛ 32
năm trước" trở lại thăm ngôi
trường xưa, chớ không điều ǵ phải
ngạc nhiên cả.
“Theo cô biết, ngôi
trường này từ xưa đến giờ vẫn
thế hay có thay đổi ǵ không?”
“Cháu nghĩ là không có ǵ thay
đổi, ngoại trừ những sửa chữa thông
thường”.
“Tôi thấy như nền
đúc này thấp xuống th́ phải .... Ô không. Tôi nhầm rồi cô à. Tôi
thấy nó thấp chẳng qua là lúc tôi mới bảy tám
tuổi, nên nền đúc cao gần bằng người
tôi ngày ấy thôi”.
Cô quay vào lớp trong lúc
học tṛ bắt đầu ồn ào:
“Các em nghe cô nói. Đây là
một sĩ quan quân đội đến thăm chúng ta.
Hơn ba chục năm trước, ông cũng là học
tṛ tại trường này như các em hôm nay. Các em chào ông
đi”.
“Chào ông”. Tiếng chào không cùng
lúc nhưng nghe rất dễ thương, v́ trong âm thanh
ồn ào vui vẻ đó có bóng dáng tôi ngày trước
mỗi khi chào ông Đốc Học từ Sóc Trăng đến
thanh tra.
Hai chúng tôi đi một
ṿng bờ đất lở, vào quán cơm khu nhà chợ
gặp người bà con của anh Sơn Sâm, tôi hỏi
thăm các bạn tôi và chú bác bạn của ba má tôi, bà cho
biết chỉ c̣n lại một vài gia đ́nh nhưng là
hàng con cháu của họ.
Quả t́nh là Đại
Ngăi đă khác rất nhiều so với những ǵ tôi c̣n
lưu giữ trong kư ức. Nếu tôi nhớ không lầm
là khu đất khá rộng ngay từ vàm sông vào đă
bị sụp lở, ngôi chợ ngày xưa không c̣n nữa
và ngôi chợ lúc bấy giờ tọa lạc ở
cuối đường nối từ tỉnh lộ ra
đến bờ sông cạnh nhà "ông Tây lai" ngày
trước. Bờ sông bên làng Long Đức, từ vàm sông
vào mút tầm nh́n, không một cái nhà, cũng không một bóng
người! Nhà cửa san sát ngày xưa, giờ đây
chỉ là một dăi đất trống với những
đám cỏ cao ít nhất cũng quá đầu
người. Trông thật là buồn!
Sau cuộc chiến tranh
giữa Việt Minh cộng sản với quân viễn chinh
Pháp thực dân 1945-1954, tôi có mặt trong cuộc chiến
tranh 1954-1975, chống lại quân
cộng sản của nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Ḥa theo chế độ độc tài, gây
chiến tranh trên lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa theo
chế độ tự do. Tôi đă tham dự hành quân
hoặc đi công tác trên khắp miền đất
nước, tôi đă trông thấy nhiều làng mạc nông
thôn trở thành hoang vắng điêu tàn! Thậm chí c̣n
điêu tàn thảm hại hơn Long Đức nữa! Tôi
biết vậy, nhưng trước mắt tôi -Đại
Ngăi, nhất là Long Đức- nơi mà tôi chào đời và
sống thuở ấu thơ với thời niên thiếu,
sao mà buồn thảm đến như vậy! Tự
dưng nỗi xót xa tràn đến, khiến tôi nín lặng
trong một khoảnh khắc nào đó… và dường
như tôi khóc … Đến khi anh Đại Úy Sơn Sâm
nắm tay tôi về quán dùng cơm
để kịp về lại Sóc Trăng, lúc ấy tôi
mới chợt tỉnh.
Xin nói thêm một chút về
chuyện con tôi vượt biển có liên hệ đến
chút nghĩa ân. Khoảng cuối năm 1979, lúc ấy tôi
bị giam trong trại tập trung Nam Hà trên đất
Bắc, 3 đứa con trai chúng tôi vượt biển
từ bờ biển Long Phú, Sóc Trăng. Bị quân cộng
sản phác giác truy lùng, hai con lớn chúng tôi (20 tuổi và 16
tuổi) chạy thoát, đứa c̣n lại bị bắt.
Nó mới 13 tuổi nên không bị nhốt mà cho xuống nhà
bếp phụ việc lặt vặt. Mấy ngày sau nó
được về. Nhưng lúc ấy con tôi trần
trụi v́ lúc chạy "bán sống bán chết", cái áo
bị các nhánh cây "giữ làm kỷ niệm" lúc nào
chẳng hay. Có một gia đ́nh gần đó, thấy
vậy mới cho con tôi một cái áo, mà là "cái áo con
gái" v́ nhà bà không có con trai. Khi con tôi về đến nhà, Ba Má tôi và
vợ tôi trông thấy, vừa cười vừa khóc! Khóc
v́ thấy nó nhỏ quá mà bị tù, c̣n cười v́ cái áo
con gái trên người nó. Khi c̣n sống, mỗi khi Ba Má tôi
nhắc lại chuyện ấy là Ông Bà vẫn cười
thật vui. Hiện giờ (năm 2008) con trai tôi vào
tuổi 42, có vợ 2 con, và có cơ sở làm ăn
ở tiểu bang khác. Chúng tôi xin mượn bài này
để gởi lời nhắn:
"Nếu như gia
đ́nh ân nhân của con tôi 31 năm
về trước có đọc được
đoạn này, xin vui ḷng cho chúng tôi biết qua địa
chỉ e-mail hoabapham@hotmail.com,
để vợ chồng tôi có dịp cám ơn cho tṛn đạo
nghĩa. Cái áo không là bao, nhưng điều nghĩa ân mới là đáng quí".
Thưa bà con đồng
hương Sóc Trăng, kư ức về nơi chôn nhao
cắt rún của tôi là như vậy đó. Xin hẹn
một ngày đất nước thật sự hồi
sinh, với một chế độ phục vụ
nguyện vọng người dân, và một xă hội mà
mọi người được tôn trọng, cùng gặp
lại nhau nơi miền quê thật quê, nhưng thật
đậm t́nh đậm nghĩa. Đó là làng Đại
Ngăi quê tôi.
Houston,
mùa Xuân 2008
Nhật tu mùa Xuân 2010
Phạm Bá Hoa